Truyện ghi chép về Ngụy Tây

Ngày 23, vừa vào thành Thăng Long, quan lại văn vũ các trấn tranh nhau đến trước chỗ đóng quân đầu thú.

I. Nguyễn Văn Nhạc

Người huyện Phù Ly (nay là Phù Cát), trấn Quy Nhơn (nay là Bình Định). Tiên tổ là người huyện Hưng Nguyên trấn Nghệ An. Ông tổ bốn đời, khoảng năm Thịnh Đức (97) đời Lê, bị quân ta bắt được, cho ở ấp Tây Sơn Nhất (Tây Sơn có hai ấp là Nhất và Nhị, nay là thôn An Khê, thôn Cửu An) huyện Quy Ninh (nay là Hoài Nhân). Cha là Phước dời đến ấp Kiên Thành (nay là thôn Phú Lạc, thuộc huyện Tuy Viễn), sinh ba con trai, con cả là Nhạc, con thứ là Lữ, con thứ ba nữa là Huệ.

Nhạc làm nghề buôn lá trầu, từng buôn bán với Mán, đường đi qua núi An Dương, được một thanh gươm, tự bảo là gươm thần, mang đi để lừa dối dân chúng, nhiều người tin tưởng. Lại từng theo tên giáo Hiến (bỏ thiếu họ) để học, Hiến là khách ở nhà Ngoại hữu Trương Văn Hạnh, Hạnh bị Trương Phước Loan giết chết, Hiến trốn vào Quy Nhơn ngụ ở ấp An Thái, mở trường dạy văn võ, anh em Nhạc theo học. Hiến khen là có tài lạ. Sau Nhạc làm Biện lại ở bến tuần Vân Đồn,u mất tiền thuế, Đốc trưng là Đằng truy bắt rất khẩn cấp, bèn vào núi làm kẻ cướp, Hiến bảo riêng Nhạc rằng: Câu sấm nói rằng: “Tây khởi nghĩa Bắc thu công”, ngươi là người Tây Sơn, phải cố gắng đi. Nhạc cho là phải, tự mừng thầm.

Năm Tân Mão là năm Duệ Tông Hoàng đế nối ngôi năm thứ 6, (năm Cảnh Hưng đời Lê thứ 32; năm Kiền Long nước Thanh thứ 36), Nhạc bèn dựng đồn trại ở miền thượng đạo ấp Tây Sơn (thượng đạo tức là Man Trung, hạ đạo tức là ấp Yên Thành) chiêu nạp những tên trốn tránh, phần nhiều những tên hung ác và vô lại trong khi ấy theo về với Nhạc. Khi bấy giờ Quốc phó là Trương Phước Loan ở trong tự tiện bỏ vua này lập vua khác, chuyên giữ cả quyền bính triều đình, mọi người đều oán giận. Gặp năm mất mùa giặc mới nổi lên, cướp của người giàu cấp cho người nghèo, làm ơn nhỏ giả dối để mua chuộc lòng người. Có tên Huyền Khê, nhà vốn phong phú, bỏ ra giúp sức. Nguyễn Thung là thổ hào ở Thuận Nghĩa, lại dỗ dành xúi giục mọi người hộ cho Nhạc, nên bọn lũ càng nhiều, tản đi cướp bóc làng ấp, đi đến đâu thì hò hét ứng tiếp cho nhau thế lực ngày càng hăng mạnh, quan địa phương không thể kiềm chế được. Bọn Nhạc cùng nhau bàn mưu rằng: Nay gian thần là Trương Phước Loan công nhiên ăn của đút lót, làm rối loạn triều chính, ta cất quân để trừ khử đi. Con Thái bảo (Thế tử Hiệu) là Hoàng tôn Dương, là người nhân hậu thông minh, ta nên đón về lập làm vua, để cho yên ngôi vua. Lời ước đã định, truyền bá xa gần, người đều tin cả. Sau này phàm quan quân tiến đánh ở đâu, đều bảo rằng đấy là quân của Quốc phó, quân giặc đến đâu đều nói rằng đấy là quân của Hoàng tôn. Cho nên có câu nói là “Quân triều, quân quốc phó; quân la ó, quân Hoàng tôn”.

Mùa thu năm Quý Tỵ (1773), Nhạc từ Tây Sơn thượng, đem quân xuống đánh ở ấp Kiên Thành, tự xưng là chủ trại thứ nhất, coi quản hai huyện Phù Ly, Bồng Sơn. Nguyễn Thung là chủ trại thứ nhì, coi huyện Tuy Viễn, (Thung sau bị Nhạc giết), Huyện Khuê là chủ trại thứ ba, coi việc lương quân. Nhạc mật ước với nữ chúa Chiêm Thành (n là thị Hoả, lập trại ở Thạch Thành, sau bị quân của Tống Phước Hợp giết chết) để làm chỗ nương tựa viện trợ. Lại chiêu tập được các tên Nhưng Huy, Từ Linh (hai tên này sau bị Nhạc giết chết ở nguyên An Tượng, thuộc huyện Tuy Viễn), sai cùng với Nguyễn Thung đem một chi quân xuống phủ lỵ Quy Nhơn, nhân ban đêm đánh cướp, chúng đều sợ tan. Tuần phủ là Nguyễn Khắc Tuyên chạy trốn. (Một thuyết nói : Nhạc là người nhiều mưu cơ trí trá, một hôm tự ngồi vào trong cũi, sai bè lũ xe đến nói là bắt được Nhạc giải nộp, Nguyễn Khắc Tuyên không ngờ là dối, sai mở cửa thành để nhận, đêm hôm ấy bọn lũ của Nhạc lẻn vào đốt doanh giết tướng, chiếm cứ lấy thành). Nhạc đem quân đến 2 xứ Kiền Dương và Đạm Thuỷ, cướp lấy kho tạm. Đốc trưng là Đăng, Khâm sai là Lượng (đều chép thiếu họ) đều chạy cả. Nhạc đuổi giết Lượng, và giết cả họ của Đăng; bèn giữ Quy Nhơn, dựng hiệu cờ Tây Sơn, chia đặt Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu 5 đồn, cùng đánh nhau tiến đến địa giới Quảng Nam. Việc đến tai Duệ Tông, Duệ Tông sai bọn Chưởng cơ là Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu Sách, Tổng nhung là Tống Sùng, Tán lý là Đỗ Văn Hoảng đi đánh; quân đến bến Bản Tân (thuộc Quảng Nam), giặc dựa vào luỹ để chống lại, quân ta đánh đuổi dài mãi, gặp có quân phục, bọn Thống thua chạy, Sùng và Hoảng đều chết ở trận, bởi đấy thế giặc càng hung hăng. Người buôn nước Thanh là bọn Tập Đình, Lý Tài cũng đều họp bọn lũ để ứng theo. Nhạc kết làm viện trợ, gọi là Tập Đình Trung nghĩa quân, Lý Tài Hoà nghĩa quân. Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc lẫn lộn với người Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng giấy bạc vào cổ để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiền sung, quan quân không thể chống được.

Tháng 12 năm ấy, Tiết chế là Tôn Thất Hương đem Nội quân và các thân binh đi đánh, tiến đến núi Bình Kê (thuộc huyện Phù Mỹ trấn Bình Định), bị quân phục của tướng giặc là Tập Đình, Lý Tài giết chế, còn quân đều tan vỡ cả. Nhạc tiến giữ Quảng Ngãi, Cai cơ là Tôn Thất Mân ( Tôn Thất Tĩnh) chống đánh không được, dẫn quân về. Nhạc lại sai bọn lũ lấn cướp các phủ Diên Khánh, Bình Khang. Từ đấy, từ Quảng Ngãi trở vào Nam đến Bình Thuận đều là đất của Nhạc cả. Nhạc lấn cướp Quảng Nam, quân ta nhiều lần đánh không lợi, chỉ có Cai đội là Nguyễn Cửu Dật đem quân đánh úp, quân giặc sợ chạy tan, lui về giữ xứ Thiên Lộc (tên đất, ở bờ bên Nam Sài Thị) giữ chỗ hiểm đặt đồn làm kế cầm cự lâu dài.

Mùa xuân năm Giáp Ngọ, sai Tôn Thất Thăng (con Tôn Thất Tứ) điều bát các quân đến đánh, Thăng sợ thế giặc to, bỏ cả quân liền đêm chạy về. Mùa hạ năm ấy, Lưu thủ Long Hồ là Tống Phước Hợp, Cai bạ là Nguyễn Khoa Tuyền coi lĩnh tướng sĩ 5 doanh và làm tờ hịch mộ quân ứng nghĩa các đạo, quân thuỷ quân bộ đều tiến đánh nhau với giặc, giặc thua, ta lấy được 3 phủ Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang, quân đóng ở Văn Phong; liền tiến lấy được Phú Yên; quân bộ đóng ở Xuân Đà, quân thuỷ đóng ở Lâm Đàm, cùng chống cự với giặc. Khi ấy, Nhạc xâm lấn Quảng Nam, quan quân nhiều lần đánh không được. Duệ Tông lại sai Nội hữu chưởng doanh là Tôn Thất Nghiễm đem đại binh vào Quảng Nam thống lĩnh các đạo đánh giặc; gặp khi quân của họ Trịnh xâm lấn vào Nam đến châu Bắc Bố Chính, tướng ở biên giới cáo cấp, bèn triệu Tôn Thất Nghiễm về, cho Cửu Dật làm Tả quân Đại đô đốc ở lại chống giặc Tây Sơn. Cửu Dật đã làm tướng, liệu thế giặc, chống đánh lấy được, thường đánh hơn mười trận, đều được cả. Quân giặc cả sợ, lui giữ Bản Tân.

Mùa đông năm ấy, quân họ Trịnh phạm đến Đô thành, Duệ Tông chạy đi Quảng Nam, sai Hoàng tôn D 32;ơng đi trước qua ải Hải Vân. Mùa xuân năm Ất Mùi, vua đóng ở xứ Giá Tân, cho triệu Cửu Dật đến hành tại bàn việc. Bèn sách lập Hoàng tôn Dương làm Đông cung, coi quân đánh dẹp. Cửu Dật ở vài ngày, Nhạc sai bọn Lý Tài đem thuyền quân ra cửa biển Đại Áp, Nhạc đi men núi ra sông Thu Bồn, hai đường đến xâm phạm, Cửu Dật cùng giặc đánh nhau không lợi, chạy đến núi Trà Sơn, Duệ Tông chạy đi Gia Định, để Đông cung lại lui đóng đồn đất Câu Đê để hệ thuộc lòng người. Nhạc mưu muốn đón Đông cung lập lên làm thế lực để mê hoặc dân chúng. Bèn sai bọn lũ là Thống suất Diện, Tiền phong Tường đem 2000 quân đóng đồn ở các xứ Thuý Loan, Bồ Bản làm thượng đạo; Tập Đình, Lý Tài đem 2000 quân đóng đồn ở xứ Ba Độ làm trung đạo, Đốc chiến Phong, Hổ tướng Hân đem 2000 quân đóng đồn ở Hà Thân làm hạ đạo; giao ước rằng ai đón dược Đông cung thì được công cao hơn hết. Đông cung sai người dỗ bảo bọn Diện và Tường vào Nam, bọn Diện đều chịu mệnh. Đông cung đi đến xứ Ô Dã, Lý Tài bức bách đón về Hội An. Quân của Ngũ Phước đi qua núi Hải Vân, Nhạc sai Tập Đình làm Tiên phong, Lý Tài làm Trung quân, Nhạc tự làm Hậu đội cùng quân Bắc đánh nhau ở Cẩm Sa. Quân của Tập Đình bị quân đột kỵ của Trịnh đánh và dày xéo phải chết và bị thương rất nhiều. Nhạc cùng Lý Tài lui về Bản Tân. (Nhạc cho Tập Đình là người hung bạo khó kiềm chế, nhân lúc thua quân mưu muốn giết đi. Tập Đình sợ chạy sang Quảng Đông, sau bị Tổng đốc nước Thanh giết chết). Nhạc bèn đón Đông cung về Quy Nhơn, khi ấy, quân Hoàng Ngũ Phước đóng đồn ở Quảng Nam, quân của Tống Phước Hợp tiến đến Phú Yên, Nhạc sợ không chống được, bèn thiên Đông cung đến các xứ Hà Liêu, An Thái, đem hết của báu để ở Tây Sơn thượng để tránh. Bèn sai bè lũ là bọn Phan Văn Tuế cầm thư và vàng lụa xin hàng nộp đất 3 phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên cho Ngũ Phước, cầu làm tiểu tướng, làm quân tiền khu cho đại quân tiến lấy Gia Định. Ngũ Phước nghe cho, bèn tạm bổ cho Nhạc làm Tây Sơn hiệu trưởng tráng tiết tướng quân, sai bọn Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc ấn cờ gươm để cấp cho.

Nhạc lại sai người đến quân thứ của Phước Hợp xin hàng, muốn mượn tiếng là hưng phục lại, bèn đón Đông cung về Bồng Giang, tiến con gái là Thọ Hương. Nhiều lần xin Đông cung chính vị ngôi vương, Đông cung không nghe. Vừa gặp sứ của Phước Hợp sai đến, Nhạc đặt sập rồng ở gian chính giữa, rước Đông cung ngồi quay mặt hướng Nam, bên tả thì bọn Nhạc đứng hầu, bên hữu thì bọn Tôn Thất Chất đứng hầu để ra mắt sứ giả. Nhân nói rằng: Tướng sĩ 5 doanh nghìn dặm giúp việc nhà vua, có thể gọi là có lòng trung nghĩa phấn phát vậy. Nay đã trừ được tên Quốc phó, nên rước Hoàng tôn lập lên để định nghiệp lớn, đó là công lớn muôn đời, nên cùng tướng sĩ mưu tính việc ấy. Sứ giả nói: Minh công có tâm giúp đỡ như thế, tiếng ấy đi đến đâu, ai là chẳng hướng theo. Nay quân 5 doanh đến, nên đóng ở chỗ nào? Nhạc ngẫm nghĩ hồi lâu nói rằng: Cái đó do Điện hạ xử lý, chúng tôi xin theo mệnh lệnh thôi. Đông cung nói rằng: Bọn ngươi điều độ thế nào cho khéo. Nhạc lặng yên. Bãi triều, Nhạc làm thư giảng ước, giao sứ giả mang về. Lại sai Tôn Thất Chất vào đánh Phú Yên đem ý phù lập Đông cung, giữ yên xã tắc để dỗ dành. Hợp tin lời, không đặt phòng bị. Nhạc sai Huệ đánh úp phá vỡ được, Cai đội là Nguyễn Văn Hiền chết ở trận; bắt được Cai cơ Nguyễn Khoa Kiên đem về, để lại Lý Tài đóng đồn ở Phú Yên (Nhạc dụ Kiên hàng, Kiên không theo, Nhạc liền giết chết). Phước Hợp lui giữ Tân Phong. Lý Tài rồi sau đến chỗ quân của Phước Hợp đầu hàng. Hoàng Ngũ Phước tiến đóng ở Châu Ô (đầu địa giới Quảng Ngãi). Nhạc đem công đánh phá Phú Yên xin với Ngũ Phước, Ngũ Phước tạm cho Huệ làm Tây Sơn hiệu Tiên phong tướng quân. Gặp bệnh dịch phát ra, quân họ Trịnh chết quá nửa, Ngũ Phước bèn dẫn quân về Phú Xuân rồi ốm chết ở đường.

Mùa đông năm ấy, Tôn Thất Quyền, Tôn Thất Xuân khởi quân ở Quảng Nam, lấy Trương Phước Tá làm mưu chủ. Lại có người buôn nước Thanh tên là Tất đem của nhà hàng ức hàng vạn để giúp, thế quân lừng lẫy chiếm giữ 2 phủ Thăng, Điện, Nhạc đem hết quân chống đánh, cùng giữ nhau hơn hai tháng. Gặp năm đói, quân lính của Xuân thiếu lương ăn, Nhạc đánh phá được, quân đều tan vỡ cả. Nhạc để bọn lũ là Nguyễn Văn Duệ giữ Quảng Nam, tự dẫn quân về Quy Nhơn.

Mùa xuân năm Bính Thân, Nhạc sai em là Lữ làm Tiết chế, đem quân thuỷ vào xâm lấn Gia Định. Duệ Tông chạy đi Trấn Biên (nay là Biên Hoà), Lữ giữ Sài Gòn (tức là Gia Định). Gặp Đỗ Thanh Nhân ở đNo Đông Sơn nổi quân, lấy lại Sài gòn, Lữ cướp lấy thóc kho chở về Quy Nhơn.

Tháng hai, Nhạc đắp thêm thành Đồ Bàn, tiếm xưng là Tây Sơn Vương, đúc ấn vàng, vẫn khuyết vẹt mãi, ba lần đúc mới nên. Cho Lữ làm Thiếu phó, Huệ làm Phụ chính; còn các bọn lũ đều cho làm quan chức của ngụy. Bèn thiên Đông cung về chùa Thập Tháp, Đông cung nhân khi sơ hở vượt biển vào Gia Định. Khi ấy, hàng tướng là Hoà Nghĩa Lý Tài giữ núi Chiêu Thái để làm phản, nghe Đông cung đến bèn dẫn binh xuống Sài Gòn lập Đông cung làm Tân chính vương; Tôn Duệ Tông làm Thái thượng vương.

Năm Đinh Dậu (1777), Nhạc sai bề tôi là Đỗ Phước Tuấn sang sớ họ Trịnh yêu cầu cho tiết việt coi trấn Quảng Nam. Trịnh Sâm cũng chán việc binh, bèn cho Nhạc làm Quảng Nam Trấn thủ tuyên uý đại sứ, phong làm Trung quốc công.

Nhạc lại sai Lữ và Huệ chia đường thủy đường bộ đến xâm lấn Gia Định. Lý Tài chống cự, quân tan vỡ, Tân chính vương lui giữ Trà Tân (thuộc Định Tường) lại xuống Ba Vượt (thuộc Vĩnh Long). Thái thượng vương chạy đến Long Xuyên (thuộc Hà Tiên), bọn Huệ đuổi theo kịp, đều bị hại cả. Lữ và Huệ dẫn quân về Quy Nhơn, để bọn lũ của nguỵ là Tổng đốc Chu, Hổ tướng Hân, Tư khấu Uy, Điều khiển Hoà, Cai cơ Chấn (đều chép thiếu họ) giữ Gia Định.

Mùa đông năm ấy, Thế Tổ ta dấy quân ở Long Xuyên tiến lấy lại Sài Gòn, bọn Chu thua chạy về Quy Nhơn.

Năm Mậu Tuất (1778), Nhạc tự lập làm đế, niên hiệu nguỵ là Thái Đức năm thứ 1, gọi thành Đồ Bàn là thành Hoàng đế, lấy Lữ làm Tiết chế, Huệ làm Long nhương tướng quân. Lại sai Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy, Hộ giá Phạm Ngạn đem thuỷ sư lấn cướp Trấn Biên (nay là Biên Hoà), Phiên Trấn (nay là Gia Định), các địa phương ven biển. Thế Tổ tự làm tướng đi đánh. Đỗ Thanh Nhân chém chết Tư khấu Uy ở Ngưu Chử; Tổng binh là Nguyễn Văn Hoàng tiến đóộc dã, chém chết tướng của Nhạc là Liên và Lãng (2 người đều chép thiếu họ), Phạm Ngạn thua chạy, quân ta nhân thế thắng lấy lại Bình Thuận, tiến đến sát phủ Diên Khánh.

Năm Canh Tý (1780), (Lê Cảnh Hưng năm thứ 41, Thanh Kiền Long năm thứ 45), Thế Tổ lên ngôi vương ở Sài Gòn. Năm Nhâm Dần, Đỗ Thanh Nhân có tội bị giết chết, Nhạc nghe thấy mừng nói rằng: “Hữu Phương (tên riêng của Thanh Nhân) chết rồi, các tướng khác không đáng lo nữa”. Bèn cùng Huệ đem vài trăm chiếc thuyền vào cửa biển Cần Giờ, đánh nhau ở sông Thất Kỳ, quân ta đánh không có lợi, lui giữ Tam Phụ. Bấy giờ, Nhạc lại chiếm cứ Sài Gòn. Mùa hạ tháng tư, Tiết chế ở Bình Thuận là Tôn Thất Dụ đem quân đạo Hoà Nghĩa vào cứu viện, chém chết Phạm Ngạn ở cầu Tham Lương. Nhạc giận quân đạo Hoà Nghĩa giết Phạm Ngạn, phàm người nước Thanh không kể là quân hay dân hay người buôn bán, bắt hết chém đi, vất xác đầy sông. Khi ấy vua chạy đến Lã Phụ, đô đốc của Nguỵ là Học đuổi theo sau, bị tướng của ta là Nguyễn Kim Phẩm chém giết, còn quân chúng tan vỡ chạy cả. Quân của Huệ chợt đến, bày trận quay lưng xuống nước quân ta phải lui. Vua chạy đi đảo Phú Quốc, Nhạc dẫn quân về Quy Nhơn, để Đông Sơn hàng tướng là Đỗ Nhàn Trập, Hộ bộ là Bá (chép thiếu họ) giữ Gia Định. Mùa thu tháng 8, Chưởng cơ là Quận công Chu Văn Tiếp từ Phú Yên vào viện trợ, bọn Nhàn Trập thua chạy. Vua trở về Gia Định. Năm Quý Mão (1783), Lữ và Huệ lại xâm lấn Cần Giờ, ngược dòng mà lên, quân Văn Tiếp bị vỡ. Vua chạy đi Tam Phụ, Nguyễn Hoàng Đức đi sau cùng, bị giặc bắt được. Vua chạy đi đảo Côn Lôn. Phò mã của Ngụy là Trương Văn Đa đem thuỷ binh đến gặp gió mưa, ban ngày tới, thuyền của Tây Sơn phần nhiều bị trôi dạt và lật úp, bị đắm, thuyền vua lại trở về đảo Phú Quốc. Huệ trở về Quy Nhơn, sai Trương Văn Đa giữ Gia Định.

Năm Giáp Thìn, Thế Tổ sang nước Xiêm, đem quân của Chiêu Tăng, Chiêu Sương đến, giặc trông thấy bóng gió chạy cả. Quân ta bèn đóng ở Long Hồ. Văn Đa cáo cấp, Huệ lại dẫn quân đến, đánh vài lầlợi, muốn dẫn quân về; có kẻ bề tôi làm phản là Lê Xuân Giác xui Huệ đem hết quân mạnh phục ở Suy Miệt (98) (thuộc Định Tường), ở Lâm Giang đặt kế để dụ quân nước Xiêm nhân thế thắng xuống thẳng Mỹ Tho, thuỷ quân lục quân của Huệ đánh úp, quân Xiêm thua to, chỉ còn vài nghìn quân tàn, do đường thượng lộ trở về.

Năm Ất Tỵ, Thế Tổ lại sang Xiêm. Huệ để nguỵ Đô úy là Đặng Văn Chấn giữ Gia Định rồi về. Trước kia, đô thành bị quân họ Trịnh chiếm cứ, Hoàng Ngũ Phước chết rồi, đem Bùi Thế Đạt thay trấn, Thế Đạt về lại đem Phạm Ngô Cầu thay làm Trấn thủ. Nhạc muốn lấy đã lâu mà chưa có cơ hội. Năm Bính Ngọ, Ngô Cầu sai thuộc hạ Nguyễn Phu Như đến Tây Sơn xem hư thực thế nào. Phu Như cùng Nguyễn Hữu Chỉnh vẫn quen nhau. Hữu Chỉnh hỏi, Phu Như nói cho Chỉnh biết tình trạng có thể lấy được. Hữu Chỉnh vốn là môn thuộc của Hoàng Ngũ Phước. Ngũ Phước sai đi sứ đến chỗ Nhạc, Nhạc có phần coi trọng Hữu Chỉnh, sau Chỉnh thuộc theo Hoàng Tố Lý (Tố Lý là con nuôi Hoàng Ngũ Phước). Kịp khi Tố Lý bị kiêu binh Tam Phủ giết, Chỉnh ở Nghệ An, nghe có biến, sợ bị bắt, bèn mang gia quyến vượt biển đến với Nhạc, bàn kế hoạch cho Nhạc, nói gì Nhạc cũng theo cả. Kịp khi Phu Như đến, Chỉnh đem lời nói của Phu Như nói với Nhạc, bấy giờ, Nhạc cho Huệ làm Tiết chế các quân thuỷ bộ, Chỉnh làm Đô đốc Hữu quân, con rể là Vũ Văn Sỹ (có chỗ chép là Nhậm) làm Đô đốc Tả quân; Lữ đem thuỷ quân kế tiếp tiến đi. Tháng 5, Huệ tiến lấy được Bắc Hà, đưa thư về báo (lời trong thư chép ở truyện Huệ). Nhạc không bằng lòng, sai người ngăn lại thì thuyền quân của Huệ đã vượt biển rồi. Kịp khi nghe tin Huệ lấy được thành Thăng Long, Nhạc cả sợ, cho là Huệ giữ quân ở ngoài, không thể dùng một mảnh giấy mà triệu về được bèn đem 500 thân binh kíp đến Phú Xuân, chọn thêm quân tinh nhuệ đi gấp đường đến mau. Khi ấy, Lê Hiển Tông đã mất, cháu đích tôn là Lê Duy Kỳ nối ngôi (tức là Chiêu Thống đế), nghe tin Nhạc đến, đem trăm quan ra ngoài cõi để đón. Nhạc ruổi quân đi mau người đến nói là hôm khác sẽ đến ra mắt. Ngày hôm sau, Chiêu Thống đế thân đến chỗ Nhạc, Nhạc chấp tay đứng trên thềm, sai Huệ xuống thềm để đón rước. Nhạc ngồi ở giữa, Chiêu Thống đế ngồi hướng về bên Đông; Huệ ngồi hướng về bên Tây. Chiêu Thống đế thòng dong yên ủi tạ ơn xin cắt mấy quận ấp, khao thưởng tướng sĩ. Nhạc đáp rằng: Vốn vì họ Trịnh chuyên chế, cho nên mới làm việc tôn vua phù nhà Lê này; nếu đất của họ Trịnh thì một tấc không để, đến như đất vua nhà Lê, một tấc cũng không dám lấy, chỉ mong Tự hoàng phân phát giềng mối nhà vua, giữ yên trong cõi, đời đời hoà mục giao hảo với nước láng giềng, đó là Phước của hai nước vậy.

Nhạc khi mới đến Thăng Long, trong ngoài ngờ sợ, hoặc có kẻ khuyên Chiêu Thống đế dâng biểu xin hàng; đến đây tình người mới yên. Nhạc ở lại mười ngày, rồi đem Huệ và tướng sĩ trở về Nam. Lấy từ núi Hải Vân trở ra ngoài thuộc về Huệ làm Bắc Bình vương; Gia Định thuộc về Lữ làm Đông Định vương, mà tự xưng là Trung ương Hoàng đế.

Nhạc đã đắc chí, ngày càng dâm ô, bạo ngược, giết Nguyễn Thung, lại thông dâm với vợ Huệ, người đều chê là xấu. Việc đi xâm lấn miền Bắc, của báu ở phủ chúa Trịnh, về cả tay Huệ, Nhạc đòi không cho, Huệ muốn lấy cả đất Quảng Nam, Nhạc cũng không cho, mới thành ra cừu thù hiềm khích nhau. Huệ bèn truyền hịch kể tội ác của Nhạc, đến nỗi bảo Nhạc là giống sài lang chó lợn. Hịch văn có câu rằng: “Tội không gì lớn hơn là giết vua (99), sao có thể một sớm khinh suất can không nghe thì đổi ngôi, thực quan hệ đến sự yên nguy muôn đời”.

Tờ hịch ấy là nguỵ Lại bộ Hồ Đông làm ra. Nhạc xem thấy cả giận, bèn sửa quân đánh nhau, Huệ tự cậy là thế lớn, dẫn quân đánh thẳng vào Quy Nhơn bao vây vài tháng. Nhạc đóng chặt thành tự giữ. Huệ đắp núi đất đặt súng lên để bắn, đạn rơi vào trong thành lớn như cái đầu sai người nhặt lấy khóc và tố cáo ở nguỵ miếu. Tướng của Nhạc là Đặng Văn Chấn (có tên là Trấn) từ Gia Định về viện trợ, đi đến Phú Yên, bị Huệ bắt được. Nhạc bèn ở trên thành gọi Huệ bảo rằng: “Nồi da nấu thịt lòng em sao nỡ thế”. Cùng hướng vào nhau khóc rống lên hồi lâu, rồi đều giải quân giảng hoà, lấy Bản Tân làm giới hạn, từ Quảng Ngãi trở vào Nam thì Nhạc làm chủ; từ phủ Thăng, phủ Điện trở ra Bắc, thì Huệ làm chủ; đó là mưu kế của người bề tôi yêu của Huệ là Trần Văn Kỷ bày ra. Nhạc đã cùng Huệ có hiềm khích, từ đây ở trong cùng phòng bị nhau, không kịp nhòm đến miền Nam nữa.

Năm Đinh Mùi (1787), Thế Tổ từ nước Xiêm trở về, tiến đến cửa biển Cần Giờ, Lữ lui giữ Lượng Phụ (thuộc Biên Hoà), nguỵ Thái bảo là Phạm Văn Tham giữ Sài Gòn, quân ta đánh không hạ được; bèn giả làm mật thư của Nhạc nói là Tham kiêu hoạnh, sai Lữ đặt kế để giết đi; rồi giả cách đưa lầm thơ đến chỗ Tham. Tham cả sợ, tức thì giả cách dựng cờ trắng lên, đem quân xuống Lượng Phụ. Lữ ngờ Tham đã đầu hàng, bèn chạy về Quy Nhơn, rồi chết. Tham sau sức kém đầu hàng rồi lại mưu làm phản, bị giết chết.

Mùa đông, năm Mậu Thân, Chiêu Thống đế dẫn quân nước Thanh vào giữ thành Thăng Long. Huệ xưng là Hoàng đế cất quân ra miền Bắc, vua Lê chạy ra khỏi nước, Huệ bèn có cả cõi đất nước An-Nam (lời nói chép ở truyện Huệ).

Khi ấy, Thế Tổ ta dã lấy được Gia Định, nhân thế thắng lấy lại Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế lừng lẫy lên. Nhạc thế ngày càng cùng quẫn, chỉ bo bo giữ được Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú Yên thôi. Mùa thu năm Nhâm Tý, Huệ chết, con là Quang Toản nối ngôi nguỵ. Nhạc nghe tin Huệ chết, thân đem liêu thuộc hơn 300 người cùng với em gái đến hỏi thăm, đi đến đầu địa giới Quảng Ngãi bị đồn tướng của Huệ ngăn trở. Nhạc lại về Quy Nhơn, sai một mình em gái đi.

Năm Quýửu (1793), quân ta vây sát thành Quy Nhơn. Nhạc sai con là Bảo chống cự, quân thua tan vỡ chạy cả. Khi ấy Nhạc đã bị bệnh, đưa thư đến Phú Xuân cáo cấp. Toản sai nguỵ Thái uý là Phạm Công Hưng, Hộ giá Nguyễn Văn Huân, Đại tư lệ là Lê Trung, Đại tư mã là Ngô Văn Sở, đem 17.000 bộ binh, 80 thớt voi; Đại thống lĩnh là Đặng Văn Chân đem hơn 30 chiếc thuyền quân, chia làm 5 đạo vào cứu viện. Quân ta giải vây về. Bọn Hưng vào thành Quy Nhơn, Nhạc đem vàng bạc mỗi thứ một mâm khao quân. Hưng bèn biên các kho tàng thu lấy giáp binh mà giữ lấy thành. Nhạc giận thổ ra máu chết (tiếm vị 16 năm). Toản phong con Nhạc là Bảo làm Hiếu công, cắt cho một huyện Phù Ly để làm ấp ăn lộc, gọi là Tiểu triều. Mẹ Bảo nói khích Bảo rằng: “Khai thác cõi đất đều là công cha mày, nay chỉ ăn lộc có một huyện, nếu sống mà chịu nhục chẳng thà là chết còn hơn”. Hưng rồi sau bị bệnh về Phú Xuân. Nguỵ Thị trung tham mưu là Bùi Đắc Trụ (là con Thái sư Bùi Đắc Tuyên), cùng Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung cùng nối nhau ở lại giữ, tiếng là giúp Bảo, kỳ thực là ngầm ức chế Bảo. Bảo đã bị Toản bóc lột, lại bị bọn Trung hiếp chế, rất không bằng lòng.

Mùa hạ năm Đinh Tỵ, Thế Tổ ta thân đốc quân thuyền vào cửa biển Thi Nại, đánh không hạ được, bèn tiến đóng quân ở trấn Đà Nẵng, thuộc Quảng Nam, sai người mật dụ Bảo rằng: Nay quân ta tiến lấy Quảng Nam, rồi sẽ lấy Quy Nhơn, ngươi muốn rửa thù cho cha ngươi, nên chiêu tập quân cũ đợi khi quân ta đến dưới thành, thì giết Lê Trung để đón quân vua, đổi tội lập công, ở việc làm ấy, chớ cho là tội của cha lây đến con mà ngờ vực, ta quyết không giết người đầu hàng đâu, phải nên liệu tình đấy.

Mùa thu, quân ta về Gia Định, Bảo từ khi được mật dụ ấy ngầm có chí quy thuận. Năm Mậu Ngọ, Trung nghe tin Thiếu phó là Trần Quang Diệu cùng với các tướng không hoà mục với nhau, bèn tự đem quân trong bộ thuộc về Phú Xuân, để Uyên Thành hầu (không chép tên) ở lại giúp Bảo, Bảo bèn giam Uyên Thành hầu mà giữ lấy thành, sai Đô đốc là Đoàn Văn Cát, Nguyễn Văn Thiệu giữ Phú Yên, dâng biểu xin đầu hàng ta, và nói rằngước kia Vi Tử chạy về nhà Chu, Trương Lương về với nhà Hán, thực cho là mệnh trời đã thuộc về Chu, Hán. Xin đại binh đến ngay, tình nguyện làm quân tiền khu. Thế Tổ nhận tờ biểu sai bọn Nguyễn Văn Thành đến tiếp ứng. Quân ta chưa đến, Toản đã đem binh vây thành, bắt Bảo về, cho uống thuốc độc giết chết.

II. Nguyễn Văn Huệ

Là em Nguyễn Văn Nhạc, tiếng nói như tiếng chuông lớn, mắt sáng nhoáng nhoáng như chớp, giảo hoạt khôn ngoan, hay đánh nhau, người đều sợ cả. Năm Ất Mùi (1775) đánh úp phá được Phú Yên, Nhạc nêu công lên Hoàng Ngũ Phước, Ngũ Phước tạm cho làm Tây Sơn hiệu tiên phong tướng quân. Kịp khi Nhạc xưng đế cho làm Long Nhương tướng quân, bốn lần cướp Gia Định. Ra trận tất thân đi trước, tướng sĩ hiệu lệnh nghiêm ngặt rõ ràng, bộ khúc đều có lòng mến phục cả. Năm Bính Ngọ, Nhạc sai làm Tiết chế các bộ, đánh úp được Phạm Ngô Cầu, bèn đánh bừa ra Bắc. Từ đây, thế ngày càng lớn lên, không thể ngăn được. Đô thành tự khi bị họ Trịnh xâm chiếm phải lưu lại 3.000 đồn binh, 30.000 lính thủ, đãi một Đại tướng, một Phó tướng, một Phó đốc thị. Hoàng Ngũ Phước chết đi, Bùi Thế Đạt, Phạm Ngô Cầu cùng nối nhau làm Trấn thủ, ngang ngược tham nhiễu, rất là thối nát. Phạm Ngô Cầu lại nhút nhát hay ngờ vực, không hợp với Phó tướng Hoàng Đình Thể. Nhạc và Huệ nhòm ngó đã lâu đến đây thì biết là đã có thể lấy được. Trước hết sai thuật sĩ đem việc hoạ Phước làm cho Cầu mê hoặc, sai tướng sĩ đặt đàn chạy lớn ngày đêm không nghỉ, quân bộ của Huệqua núi Hải Vân, tướng của họ Trịnh là Hoàng Nghĩa Quyền đánh nhau bị chết, quân thuỷ của Huệ từ cửa biển vào, hai đường đều tiến lại, Cầu nghe tin báo vội từ đàn chạy về mưu đem quân để chống. Nhưng quân lính mỏi mệt đã lâu đều không có lòng chiến đấu. Huệ mật sai Hữu Chỉnh đem thư bọc nến ước với Đình Thể làm nội ứng, mà giả cách đưa lầm đến cho Cầu. Cầu cho là Thể với Chỉnh cùng là môn hạ của Ngũ Phước, tất không lợi cho mình, trong lòng ngờ vực sợ hãi, riêng tính kế đón hàng, để mong được thoát khỏi chết. Rồi thì quân Huệ chợt đến, quân thuỷ quân bộ đánh giáp lại. Cầu sai Thể ra khỏi thành đón đánh. Thành gần bờ sông, quân ở thuyền của Huệ ngửa trông lên chân thành cao hơn 2 trượng, không thể ngửa lên bắn được, Thể bắn súng lớn chìm một chiếc thuyền, quân Huệ hơi lùi. Chợt khi nước sông lên mạnh thuyền sát đến thành, chiếu vào thành mà bắn, rồi cho quân bộ vây các cửa thành. Thể cùng hai con hết sức đánh, chém giết được vài trăm người. Thuốc đạn đều hết, sai người xin ở Cầu, Cầu không cho, Thể cả giận, muốn vào thành giết Cầu trước rồi sau mới ra đánh, thì đã thấy trên thành dựng cờ trắng rồi. Thể lại vây quân đem dao ngắn đánh tiếp, giết được vài mươi người, hai con đều chết ở trận. Thể sức kém, cũng tự đâm cổ chết ở trên bành voi. Huệ đem quân đánh vào thành giết rất dữ, quân miền Bắc ở trong thành vài vạn người đều giết hết cả. Người nào chạy ra ngoài thành, thì dân tranh nhau giết chết. Đốc thị là Nguyễn Trọng Đương cũng chết ở trong đám loạn quân. Cầu trói tay về sau lưng xin hàng, quân Tây Sơn đưa về Quy Nhơn giết đi.

Huệ đã đánh được Ngô Cầu, nhân thế thắng đánh Động Hải, tướng giữ thành là Ninh Tốn bỏ thành trốn. Huệ mới sửa sang giới cũ La Hà, muốn chia giới hạn để giữ. Bấy giờ, Chỉnh nói với Huệ rằng: Tướng quân một lần đem quân đi mà định được Thuận Hoá, uy thanh lừng lẫy đến Bắc Hà. Về đạo hành quân, một là thời, hai là thế, ba là cơ hội, ba điều ấy có thể lợi dụng được thì đến đâu cũng thắng. Nay ở Bắc Hà tướngười quân kiêu, ta nhân thế đại thắng mà lấy, thế gọi là kiêm nước suy yếu lấy nước đương loạn, coi kinh nước sắp mất. Thời và cơ hội ấy không nên bỏ mất.

Huệ nói: Bắc Hà rất nhiều nhân tài, há nên khinh dị. Chỉnh nói: Nhân tài Bắc Hà duy có một mình Chỉnh này thôi, Chỉnh đi rồi là không còn ai nữa, xin Quốc công chớ ngờ. Huệ cười nói rằng: Người khác không đáng ngờ, ngờ hoặc ở ông thôi. Chỉnh tái mặt đi, nói từ tạ rằng: Chỉnh cũng tự cử mình là kẻ hèn ngu, để nói quá là Bắc Hà không có nhân tài đó thôi. Huệ lại lấy lời nói khác để yên ủi Chỉnh rằng: Nước đã lâu vài trăm năm, một sớm cướp mà lấy, người ta gọi quân ấy là quân gì? Chỉnh nói rằng: Nay Bắc Hà có Đế lại có Vương, là việc tai biến đến cực từ xưa đến nay, họ Trịnh tiếng là giúp vua cai trị, kỳ thực là hiếp chế, người nước không theo đã lâu rồi, sở dĩ không dám hành động là vì yếu thế mà thôi. Tướng quân nếu lấy tiếng là phù nhà Lê diệt họ Trịnh thì thiên hạ không ai là không hưởng ứng, đấy là một cơ hội nghìn năm mới gặp. Huệ nói: Ngươi nói rất phải, còn như việc trái mệnh lệnh thì sao? Chỉnh nói: Truyện Xuân thu nói rằng: Trái mệnh lệnh nhỏ mà được công lớn, thì là có công, trái mệnh có can gì; huống chi, tướng ở bên ngoài thì mệnh lệnh của vua cũng có việc không chịu theo, ông há không nghe thấy ư? Huệ vốn là người hăng mạnh, được lời Chỉnh nói cả mừng, bèn sai Chỉnh đem quân thuyền vượt biển đi trước, hẹn khi đến sông Vị Hoàng thì đốt khói lửa làm tin. Huệ để Lữ ở lại giữ, dưa thư về báo cho Nhạc biết mà tự thống lĩnh đại đội binh thuyền kế tiếp đi. Chỉnh đi qua Thanh, Nghệ đều sai bộ binh lên bộ, dương to thanh thế, không ai dám chống cự lại. Kịp khi đến sông Vị Hoàng tướng giữ trông thấy bóng gió sợ chạy tan cả, thu được thóc công một trăm vạn hộc. Bèn đốt lửa lên làm tin. Gặp khi gió Nam thổi mạnh, quân thuyền của Huệ vài trăm, đồng thời chở nhanh như bay, cờ quạt tươi sáng, khí mạnh gấp trăm lần. Phụ lão ở Thanh, Nghệ trông thấy than rằng: Cõng rắn cắn gà nhà, Chỉnh thực có tội, nhưng cũng là việc làm không đời nào có

Huệ đã đến sông Vị Hoàng, thành Thăng Long cả báo động, Trịnh Khải sai Trịnh Tự Quyền đem quân bộ xuống Sơn Nam; Đinh Tích Nhưỡng đem quân thuyền chặn ở sông Lỗ Giang, làm trận chữ nhất, khi ấy, nước lụt mới cạn, Huệ đem lấy 5 chiếc thuyền mông sung (thuyền che kín bằng da trâu), tiến đi trước, bày trận sát đến Lỗ Giang. Quân của Nhưỡng tranh nhau bắn súng, im lặng không động đậy, kịp đến sáng mới biết là thuyền không, thì thuốc đạn đã hết rồi. Binh thuyền của Huệ kéo đến, nhân chiều gió bắn súng, lửa, đạn bay rực trời, tiện ngang cây to. Quân của Tự Quyền tan vỡ trước. Nhưỡng lui giữ Hàm Giang. Trấn thủ Sơn Nam là Đỗ Thế Dận bỏ trấn chạy. Trong triều ngoài nội sợ hãi rối loạn, không đâu là không trông hút chạy trốn cả. Quân các lão tướng là Hoàng Phùng Cơ quân bộ đóng ở hồ Vạn Xuân, quân thuỷ đóng ở Thúy Ái, Huệ liền đánh phá được, đánh trống reo hò tiến thẳng đến bến Tây Long. Trịnh Khải mặc áo chiến ra trận chỉ huy các quân. Quân Tây Sơn đốt ống phun lửa xông vào trận, quân của Trịnh tan vỡ. Huệ bèn vào thành đóng quân ở trong phủ chúa Trịnh, xuống lệnh chiêu an. Khi ấy là ngày 26 tháng 6.

Trịnh Khải chạy đến Sơn Tây, bị dân nghịch đánh lừa đưa đến chỗ quân của Huệ. Trong khi đi đường Khải tự đâm cổ chết. Huệ vỗ vào xác Khải bảo rằng: Đáng tiếc người con trai tốt đẹp này, nếu lúc trước sớm liệu đầu hàng, thì không đến nỗi mất phú quý, tội gì mà phải tự giết hại mình. Sai lấy lễ vương chôn táng.

Ngày Huệ vào thành, trước hết sai người thông tin đến vua Lê, xin lấy ngày hôm sau tiến đến yết kiến. Ngày hôm sau, Huệ đến đền Vạn Thọ yết kiến. Vua sai nâng dậy, cho ngồi giường riêng, ôn tồn yên uỷ. Huệ thưa rằng: Thần nổi dậy ở Tây Sơn, ngửa trông ơn đức của Thánh thượng đã lâu, nhân vì họ Trịnh lấn át bức bách, cho nên trời mượn tay thần, cất quân đánh một trận diệt đi, đó là nhờ uy đức của bệ hạ mới được như thế. Vua nhún nhường cho đều là công của Huệ cả. Huệ thưa rằng: Thần chỉ tôn vua giúp nước, không dám kể công lợi. Việc ngày nay toàn là ý trời; tức như nhân chúng thuyền mành, thần có thể dong đi được, đến như nước lụt rút đi gió Nam mạnh lên, há phải sức thần có thể làm được đâu? Đó là trời xui nên cho nhà vua thống nhất bờ cõi. Từ nay dựng đặt giềng mối, yên ổn trong ngoài, thần cũng được chịu Phước. Nhân chỉ vào Nguyễn Hữu Chỉnh nói rằng: Đây là bề tôi cũ của nhà vua, thần được đến đây cũng là sức của người ấy. Vua nói rằng: Chỉnh được đến đây cũng là Lệnh công tác thành cho. Chỉnh cúi đầu lạy tạ. Thong dong cho uống nước chè rồi lui về. Từ đây tình người đều được yên, triều thần dần dần lại họp đông.

Chỉnh nhân nói với Huệ rằng: Tướng quân lại đây lấy danh nghĩa là tôn vua phù nhà Lê, nên phải thực hành, chứ ngày hôm trước yết kiến riêng, việc chưa minh bạch với thiên hạ, nên chọn ngày triều kiến, để cho người cả nước cùng biết, mới là việc làm chính đại. Huệ theo lời. Mùa thu tháng 7, ngày mồng bảy, xin vua Lê thiết đại triều ở diện Kính Thiên. Huệ đem tướng sĩ từ cửa Đoan Môn vào làm lễ năm lạy ba lần cúi đầu, tự trình bày về nghĩa diệt họ Trịnh, đem sổ sách quân dân tiến trình và nghe lời xử đoán. Vua Lê nhận lấy, ban chiếu thư nhất thống ở ngoài cửa Đại Hưng. Ngày hôm sau, phong Huệ làm Nguyên suý dực chính phù vận, Uy quốc công. Huệ lạy nhận mệnh rồi, bảo riêng với Chỉnh rằng: Ta mang vài vạn quân, một lần đánh mà định được Bắc Hà, một thước đất một người dân, đều là của ta cả. Nếu ta xưng đế xưng vương, có gì là không được, ta sở dĩ nhún nhường mà không ở vào ngôi đế vương là có lòng hậu với nhà Lê mà thôi. Còn mệnh lệnh phong làm Nguyên suý, Quốc công đối với ta có thêm lên cái gì, chẳng là lấy tiếng không mà ràng buộc ta ư? Chỉnh biết Huệ không vừa ý, bèn nói với vua Lê đem con gái nhỏ là Ngọc Hân Công chúa gả cho. Khi ấy, vua Lê đã mệt nặng, Huệ cưỡng ép xin thiết triều nhận lễ mừng. Ngày hôm sau vua Lê ốm sắp chết, Ngọc Hân mời Huệ vào hỏi thăm, Huệ nói rằng: Ta ở xa lại người nước còn chưa tin ta, nếu ta vào chầu hầu, l vua mất hoá chẳng ra để cho ta bị tiếng nghi ngờ không thể biện bạch dược ư? Rồi vua Lê mất, Ngọc Hân vốn không ưa Tự tôn, ngầm đem hai việc kể xấu với Huệ, Huệ tin lời Ngọc Hân, muốn hoãn lễ lên ngôi. Cả triều ngờ sợ. Các người họ Tôn Thất đều trách Công chúa là làm lỡ việc lớn. Công chúa sợ, về xin với Huệ để lập Tự tôn. Huệ nghe cho. Bấy giờ Tự tôn là Duy Kỳ lập lên (tức Chiêu Thống đế). Ngày hôm thành phục, Huệ mặc áo tang đứng ở bên tả điện, có người Chấp sự cười trộm, sai đem ra chém ngay. Đến khi phát dẫn, Huệ thân đưa đến bến sông rồi trở về. Huệ lưu lại không bao lâu, Nhạc từ Tây Sơn đến, ở lại mười ngày, Huệ theo Nhạc về miền Nam (chép rõ ở truyện Nhạc). Khi đến Nghệ An, mưu chiếm cứ đất ấy. Nghe tiếng xử sĩ ở La Sơn là Nguyễn Thiếp, đưa thư và lụa để mời ra. Thiếp đến, cho làm Sùng chính thư viện trưởng.

Trước đây, Huệ mưu về miền Nam, không để cho Hữu Chỉnh biết, kịp khi đến Nghệ An, Chỉnh lại theo sau, cố xin đi theo. Huệ nói: Nay tướng của họ Trịnh là Hoàng Phùng Cơ, Đinh Tích Nhưỡng chưa trừ khử được, Bắc Hà không có ông ở lại dấy không được. Nhân cho 20 lạng vàng, 200 lạng bạc, sai cùng với Nguyễn Văn Duệ giữ Nghệ An, Đô đốc là Vũ Chiêu Viễn đóng đồn ở Hà Trung, Vũ Văn Nhậm đóng đồn ở Động Hải, để giúp đỡ lẫn nhau. Huệ dặn riêng bọn Duệ rằng: Chỉnh vốn là người trốn đi, đến theo với ta là kẻ giáo giở, không thể tin được. Ta trước vốn mượn tay người bắt giết đi, không ngờ hắn lại trốn chết cùng đi theo, đối với nghĩa lại không nỡ bỏ. Nghệ An là quê nhà hắn, nên xét kỹ việc làm của hắn mà phòng bị. Nếu có biến, đưa thư báo ngay cho ta. Bèn dẫn quân về miền Nam. Chỉnh ở Nghệ An, tụ họp bọn hương dũng, ngầm có chí tranh giữ Nghệ An. Gặp khi các bề tôi nhà Lê lại lập Trịnh Bồng làm Án Đô vương, Chiêu Thống Đế trơ trọi một mình, triệu Chỉnh về để tự vệ. Chỉnh đã đến, Bồng chạy, Chỉnh vì có công, được cho làm Bình chương quân quốc trọng sự, Đại tư đồ, tước là Bằng Trung công; mở quân doanh Vũ

Huệ cùng với Nhạc có hiềm khích, Duệ là tướng cũ của Nhạc, ngầm hai lòng với Huệ. Chỉnh đem nhiều vàng lụa hậu kết với Duệ, hẹn nhau mưu bỏ Vũ Chiêu Viễn, giữ lấy Nghệ An, sửa luỹ Hoành Sơn, rạch sông Gianh làm giới hạn, như việc cũ của triều trước. Duệ cũng đưa thư trả lời, thành tích hơi lộ. Nhậm do thám biết, gửi thư báo là có biến. Huệ đương cùng với Nhạc liên binh chống nhau, không đi dược, bèn sai Nhậm đi mau đến Nghệ An bắt Duệ và xét ý hướng của Chỉnh. Nhậm được lệnh gấp đường đi mau, đến Hà Trung thì Duệ đã theo đường trên về Quy Nhơn rồi. Nhậm bèn điểm binh thu lương, chia đóng đồn các chỗ yếu hại; đưa thư hỏi Chỉnh về việc thông nhau với Duệ. Chỉnh đưa thư trả lời biện bạch rõ ràng. Nhậm lại lấy lời nói khéo yên ủi giải thích, để cho yên tâm.

Năm Đinh Mùi (1787), Chiêu Thống đế sai Lê Duy Yên, Bình chương sự là Trần Công Sán (Tiến sĩ, người làng Tri Chỉ huyện Phú Xuyên) mang thư đưa cho Huệ xin lại đất Nghệ An. Huệ giận, sai giam vào ngục. Ngô Văn Sở xin giết đi. Khi ấy, Huệ cùng Nhạc đương đem quân cùng đánh nhau, Huệ nhân bảo Văn Kỷ rằng: Biến ở trong nhà không thể để cho người ngoài nghe thấy. Nay sứ giả miền Bắc ở đây, cho về thì tiết lậu tình trước, giết đi thì mang tiếng không tốt. Bèn cho về mà sai Đô đốc là Vũ Văn Nguyệt đem quân thuyền đưa đến ngoài biển Đan Nhai, làm cho thuyền rò nước vào chìm đi, bọn Sán đều chết. Rồi Huệ cùng Nhạc giảng hoà mà về. Huệ bảo những người ở dưới rằng: Nguyễn Hữu Chỉnh là đứa cùng đinh thất nghiệp, ta vẽ mặt vẽ mày cho nó, nay nhởn nhơ ở Bắc Hà, hiệu lệnh một nước, nghiễm nhiên tự ở vào địa vị Trịnh suý, lại muốn mưu tranh Nghệ An để đối địch với ta. Lập tức sai Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân lĩnh quân ra Nghệ An, theo tiết chế của Nhậm. Quân đi đến Thanh Hoá, Trấn thủ là Lê Duật lui đóng đồn ở bên Bắc sang Trinh Giang, Sở ven núi đi, lẻn sang qua sông Tất Mã đánh úp phía sau, quân Duật tan vớ, Duật bị Sở giết chết. Chỉnh sai thuộc tướng là Nguyễn Như Thái làm Thống lĩnh, Ninh Tốn làm Tham tán quân vụ. Khi đến Châu Cầu, nghe tin Duật dã chết, muốn dựa núi Tam Điệp làm chỗ vững bền. Đi đến sông Giản, thì quân Nhậm đã qua núi Tam Điệp rồi. Thái đón đánh không địch được, chết ở trận; Tốn chạy náu vào nhà dân được khỏi chết.

Chỉnh nghe tin báo cấp, sai con là Hữu Du lĩnh lính cơ Ngũ súng đi trước, đến sông Thanh Quyết đắp luỹ cố giữ. Khi ấy trời rét buốt, quân lính đều đốt củi ngồi sưởi ấm, quân Tây Sơn trông chỗ nào có lửa thì bắn vào, không phát súng nào là không trúng. Quân của Du sợ chạy tán loạn. Chỉnh ở Bình Vọng nghe thấy tin báo, đêm khuya dẫn quân về thành, trước hết đem vợ con chạy sang Kinh Bắc, Chiêu Thống đế thảng thốt không biết làm thế nào, cũng đem cung quyến qua sang. Gần tối Nhậm vào thành, cho quân đi cướp bóc, sai Bộ thương là Nguyễn Văn Hoà đuổi theo kịp Chỉnh đánh nhau ở núi Tam Tầng, Hữu Du hết sức đánh, chết ở trận. Chỉnh ngã ngựa bị bắt đưa về Thăng Long. Nhậm kể tội của Chỉnh, sai đem xẻo ra từng mảnh. Chiêu Thống đế lánh ở trong núi Bảo Lộc, Nhậm bèn lấy Sùng Nhượng công họ Lê là Duy Cận coi việc nước. Ngô Văn Sở không bằng lòng với Nhậm, vu cho là Nhậm làm phản, Huệ giết đi (Nhậm là con rể Nhạc). Lúc trước Huệ tuy sai Nhậm đi, mà lòng vẫn ngờ, mật bảo Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân rằng: Nhậm đi lần này giữ trọng binh, chuyên coi nước lớn, việc biến xảy ra, không thể tính trước được, đáng lo nghĩ không ở Bắc Hà, mà chỉ ở Nhậm thôi, bọn ngươi nên để ý đấy. Ví như lửa cháy, dập ngay từ lúc mới bùng lên thì dễ. Kịp khi Nhậm nhân thế thắng kéo tràn đi, như vào ấp bỏ không. Nguyễn Hữu Chỉnh đã bị bắt, Chiêu Thống đế ra ở ngoài; Kinh Bắc thì Trần Quang Châu, Hoàng Xuân Tú, Sơn Nam thì bọn Nguyễn Viết Khang chiếu theo địa phận đóng giữ. Thân thuộc nhà Lê là Duy Trọng, Duy Lãm thì nổi lên ở Thanh Hoá, Duy Chỉ thì nổi lên ở Châu Định cùng tiếp ứng với nhau, có Trần Đình Khôi là người ở xã Cơ Xá, huyện Gia Lâm tự xưng là Thiêm sự nhà Lê nói với Nhậm rằng: Bắc Hà tuy thâm oán Chỉnh mà lòng vẫn nhớ nhà Lê chưa thôi, Tự quân ra đi, chưa biết kỳ nào về. Nay có Sùng Nhượng công là Lê Duy Cận, khi tiên đế còn sống đã lập làm Đông cung; khi biến loạn năm Nhâm Dần, bị bọn kiêu binh phế đi. Nếu ông lập lại chỉ treo một tờ giấy ở cửa Đại Hưng, thì không đến một ngày các quan văn vũ họp lại tất cả, việc trong thiên hạ dễ như trở bàn tay mà thôi. Sở gật đầu nghe theo, sai người đón Duy Cận về coi việc nước, ở chái bên tả điện Cần chính. Cho tìm khắp các bề tôi nhà Lê, cũng không một người nào đến cả. Trong kinh gọi rằng: Giám nhân lại mục (100).

Sở nói với Nhậm rằng: Ta xem bộ mặt Sùng Nhượng công như thế thì sai khiến người thế nào dược? Từ xưa đến nay, thiên hạ không phải là của riêng nhà ai, nếu có thể lấy được thì lấy đi, việc gì lại mượn một đứa hèn hạ ở hàng chợ trông coi việc nước, làm chủ nhân tượng gỗ, ta đóng mãi trong thành lại vì nó làm khách lưu ngụ ư? Nhậm nói rằng: Lòng người Bắc Hà còn nhớ họ Lê, không thể không tạm theo lòng mong của dân chúng được; bọn ông chỉ biết đánh nhau mạnh thôi, còn việc ấy dã có ta chủ trương. Sở im lặng, lui về bảo Lân rằng: Tiết chế khinh người quá lắm, xem nó có tài đức gì dám đối đãi ta như bọn quân lính. Bèn ngầm trích ra những việc Nhậm đã làm trái phép, cho là sự trạng làm phản, dẫn Lân làm chứng việc ấy, mật sai người báo với Huệ, Huệ bảo rằng: Vũ Văn Nhậm đáng giết chết thôi, ta vẫn biết nó tất làm phản, nay quả nhiên. Bèn hạ lệnh ra quân, ngày đêm đi gấp hơn mười ngày đã đến Thăng Long, vừa trống canh tư, Nhậm ngủ mệt không biết gì. Huệ vào trong chỗ nằm, sai vũ sĩ là Hoàng Văn Lợi đâm chết, khiêng xác ra sau phủ đường. Đến mờ sáng cho Ngô Văn Sở thay lĩnh quân chúng, vẫn cho Sùng Nhượng công là Duy Cận coi việc nước, giữ việc thờ tự nhà Lê, triệu hết mọi bề tôi nhà Lê cho làm quan chức. Có viên Thị lang là Ngô Nhậm, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, đỗ Tiến sĩ đời Lê trước, bị tội trốn tránh đến đây mới ra thú, nhờ Trần Văn Kỷ dẫn ra mắt Huệ. Huệ vẫn nghe Nhậm là người có tài nên coi trọng, cho làm Thị trung trực học sĩ, bảo Kỷ rằng: Đây là người ta lại tạo nên đó. Nhậm cúi đầu lạy tạ. Nhậm nhân dẫn: nh là Phan, nhì là Ích, Nguyễn Thế Nhân, Nguyễn Nha, Nguyễn Bá Lan, Nguyễn Du, Trần Bá Lãm, Vũ Huy Tân, Đoàn Nguyễn Tuấn lục tục đến yết kiến. Huệ cho ích làm Thị trung ngự sử, Lịch làm Hiệp biện đại học sĩ; còn các người khác đều cho làm quan cả. Quốc sư của họ Trịnh là Nguyễn Hoãn, Bình chương Phan Lê Phiên đều lấy cớ là già xin hưu trí; Hành tham tụng là Bùi Bích cáo ốm không chịu làm quan; Thiêm đô ngự sử là Nguyễn Huy Trạc uống thuốc độc chết. Các bề tôi nhà Lê hoặc người trốn tránh nơi núi rừng, hoặc người lẩn ở nhà dân, Ngô Nhậm xui Huệ đều bức bách mời đến.

Ninh Tốn lúc trước trốn tránh không chịu ra, Huệ bắt em là Hương Công lôi ra chém đi để cho Tốn sợ, sau Ninh Tốn mới ra, cũng cho làm quan, không được bao lâu vì có bệnh xin về. Bèn lưu Nội hầu là Phan Văn Bân, Chưởng phủ là Nguyễn Văn Dụng, Đô đốc là Nguyễn Văn Tuyết, Hộ bộ là Trần Thuận Ngôn, Học sĩ Ngô Nhậm theo Văn Sở giữ thành Thăng Long, đặt tiệc rượu đại hội. Huệ bảo mọi người rằng: Sở và Lân là nanh vuốt của ta, nay đem các việc quân quốc trong cả nước trấn giao cho các ngươi được tuỳ tiện làm việc, nên hội đồng bàn bạc với nhau chớ lấy người mới người cũ mà xem cách nhau, đó là điều ta mong muốn vậy. Lại nói rằng: Lê Chiêu Thống vốn ta lập lên, là người tối tăm hèn nhát, tự chuốc lấy bại vong. Nay đem Sùng Nhượng công coi việc nước, sợ sau này Chiêu Thống trở về cùng nhau tranh giành, thành ra tự ta gây nên mối loạn, cho nên không thể không lưu Tư mã Sở ở lại để giúp được, đợi khi bốn cõi đã dẹp yên, sẽ lập tức triệu về. Trước đây, thành Thăng Long thất thủ, Chiêu Thống đế sai bề tôi hầu cận là Lê Quýnh cùng vài mươi người họ Tôn Thất theo quốc mẫu họ Nguyễn và cung quyến đến Cao Bằng, nương tựa Đốc trấn là Nguyễn Công Túc rồi đưa thư chỉ doanh cho Long Bằng yêu cầu Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị mang binh đến cứu viện. Tuần phủ là Tôn Vĩnh Thanh nói rằng: Sinh việc ở biên giới là việc lớn, lợi hại không nhỏ, xin nên tính kỹ đã. Nghị nói rằng: Nạn của một nước hàng năm vẫn đưa lễ cống, không thể không cứu được. Nếu cho là dân mọi rợ xa xôi mà coi cách biệt, thì những nước ở cửu di bát man tôn thờ Trung Quốc sẽ nhờ vào đâu? Bèn triệu bọn Lê Quýnh đến hỏi sự thể, bọn Quýnh nói: Họ Lê có nước hơn 300 năm, lấy ân huệ mà cố kết lòng dân, lấy lễ nghĩa mà bồi dưỡng sĩ khí, cho nên tuy có kẻ phản nghịch tiếm thiết, mà lòng người tôn phụng họ Lê vẫn như trước. Chỉ vì họ Trịnh hiếp chế, lòng người tức giận, Tây Sơn nhân đấy lấy danh tiếng là phù Lê diệt Trịnh, cho nên người nước không ai chống cự lại, không ngờ Tây Sơn đã đắc chí, càng ngông ngược thân chiếm cả kinh đô của nước, đến nỗi Tự quân (vua nối ngôi) phải bỏ chạy ra ngoài, bởi thế người mang bừa, kẻ giáo mác, chỗ này chỗ khác cũng nổi lên, đều xưng là họ Lê, không mưu với nhau mà cùng nói một lời, nếu nhờ được thượng quốc rủ lòng nhân yêu nước nhỏ, đem một toán quân đến tận cõi đất để cứu viện, người trong nước nghe thấy, ai là không phấn khởi, thề quyết chí phục thù, tưởng cũng không đến nỗi phí binh lực của thiên triều lắm. Nghị tức thì phái Binh bị đạo Tả giang Thang Hùng Nghiệp hộ quốc mẫu và cung quyến họ Lê đến yên nghỉ ở thành Nam Ninh, rồi dâng biểu đại lược nói: Tự tôn của cống thần họ Lê, lệ đáng được nối ngôi, chẳng may nước ấy bị phá diệt, mẹ và vợ Tự tôn ấy đến gõ cửa quan kêu xin tình thực đáng thương. Cao Tông nước Thanh xem tờ tâu bảo Nội các đại học sĩ là Hòa Thân rằng: Lê Duy Kỳ nước An-nam tuy chưa được phong, nhưng là người đáng được nối ngôi, nay còn ở trong nước, mưu tính lấy lại nước, người trong nước còn có lòng tôn sùng nhớ tiếc nước cũ, cũng có thể làm xong việc được. Nguyễn Huệ cậy mạnh cướp nước, phép không dung thứ được, đã phái quân Quảng Tây đi để điều khiển, nếu vẫn còn ngông ngược như trước thì lập tức đem đại binh bốn mặt hội lại đánh, kể rõ để trị. Vậy truyền dụ cho Sĩ Nghị trước hết làm tờ hịch đưa cho nước An Nam để mọi người đều biết cả.

Nghị tức thì tâu nói: An Nam là đất cũ của Trung Quốc, nếu sau khi lấy lại được nước cho con cháu họ Lê rồi thìế đem quân đến đóng thủ, thế là làm được cho nhà Lê còn, mà được nước An Nam, cùng là hai bên được cả.

Phủ thần là Tôn Vĩnh Thanh dâng sớ kháng cự nói: Đương nay họ Lê họ Nguyễn tranh nhau, họ Lê tất bị họ Nguyễn kiêm tính, không gì bằng đóng quân lại không hành động, rồi sau nhân lúc hai bên đều mỏi mệt để đánh lấy,cũng chưa muộn gì. Sau vua nước Thanh theo lời Nghị xin. Vĩnh Thanh cho là không hợp với Nghị, cáo ốm không đi, một mình Nghị vâng chiếu chỉ đem quân Lưỡng Quảng và 2 bộ Vân, Quý 20 vạn quân chia làm 2 đạo, một đạo theo đường Lạng Sơn tiến sang thì Nghị đốc suất, một đạo theo đường Tuyên Quang tiến sang thì Tổng binh Quý Châu đốc suất, đều tuân theo Nghị tiết chế. Trước hết sai Nguyễn Huy Túc về tìm chỗ Chiêu Thống đế ở. Trước đây, Chiêu Thống đế ở trong núi Bảo Lộc, khe động gập ghềnh lẻn đến Hải Dương, Sơn Nam thu hợp quân ứng nghĩa bị Văn Sở đánh phá ở Ngô Đông, lại vượt biển vào Thanh Hoá, mặc áo thường nhân lẻn về huyện Phượng Nhân ở Kinh Bắc, mật sai bề tôi thân tín là Trần Danh Án, Lê Duy Đàn đi đường tắt sang nước Thanh xin viện trợ. Khi đi đến phủ Thái Bình nghe tin nước Thanh đã đem quân qua, bèn trở về.

Sĩ Nghị đã đến cửa quan, đưa thư dụ bảo: Ai có thể bắt sống được đích thân Nhạc và Huệ giải nộp, là được công đầu, tướng của Tây Sơn là Nguyễn Văn Diệm, Phan Khải Đức giữ Lạng Sơn, thấy hịch văn sợ hãi, trong một ngày lính thổ trốn đi quá nửa. Khải Đức đến cửa quan đầu hàng trước. Văn Diệm tự liệu quân mình không chống nổi quân nhiều, bèn trốn đi đêm. Kịp khi Chiêu Thống đế xin quân, Tôn Sĩ Nghị nước Thanh đem quân tới cõi, Ngô Văn Sở mới nghe tin báo, sai bọn văn thần là Nguyễn Nha mang ba đạo bẩm văn của Sùng Nhượng công Duy Cận và của thần dân đến quân thứ yêu cầu hoãn quân. Sĩ Nghị khước đi. Sở bèn hội các tướng bàn việc đánh giữ. Ngô Nhậm bàn lui giữ núi Tam Điệp, đường thuỷ đường bộ thông nhau, chiếm cứ nơi hiểm để giữ, sai người mang thư đi ngay để cáp. Sở mới mật truyền các trấn Thái, Lạng ở Kinh Bắc nói phao lên là hội đắp luỹ đất ở sông Nguyệt Đức, rồi ngầm thu quân kéo về. Tư cho các Trấn thủ Hải Dương, Sơn Tây hẹn ngày với trấn Sơn Nam Bắc thành sắm sửa các thuyền đợi thuỷ quân đến tiến đi (Khi ấy, việc phân phái đã định, vụt có tin báo rằng quân nước Thanh đã vào cửa quan, Sở định dẫn quân lui. Lân nói rằng: Quân không cứ gì nhiều, nước không cứ gì là lớn, nay cầm quân ở ngoài, giặc đến không đánh mà vội rút ngay, thì cần người tướng làm gì. Bèn dẫn quân qua sông sang bên Bắc, đêm đến bờ bên Nam sông Nguyệt Đức, Lân đốc tướng sĩ xông pha trời rét, sang ngang qua sông nhiều người bị chết đuối, người nào vào tới bờ lại bị quân Thanh giết chết, Lân kíp vẫy quân lui, một mình cưỡi ngựa chạy về, Sở không biết tin thua, ra lệnh cho các quân nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi, đến núi Tam Điệp chia đóng đồn cố giữ, kíp sai Nguyễn Văn Tuyết (có chỗ chép là Đinh Công Tuyết) về cáo cấp. Nghị đã đến Kinh Bắc, Chiêu Thống đế ra đi, đến thẳng bến sông Nhị Hà, quân của Nghị đóng ở trên bãi cát bên bờ Nam, làm cầu phao để tiện đường đi lại. Ngày hôm sau, tuyên phong Chiêu Thống đế làm An Nam Quốc vương. Khi ấy là năm Mậu Thân ngày 21 tháng 11. Sở đã rút lui, họ Lê lại sai quân đến nơi coi các trấn ở Bắc Thành. Các quan văn vũ bỏ chạy khi trước, lục tục đến đô thành bái yết, đều xin Nghị ra quân, Nghị nói rằng: Năm đã gần hết, việc gì phải vội vàng, không kíp đánh vội, giặc còn gầy, ta nên nuôi cho nó béo, để nó tự dẫn xác đến để làm thịt. Truyền lệnh cho các quân đóng trại yên nghỉ hẹn đến sang xuân ngày mồng sáu tháng giêng ra quân.

Huệ được tin báo cả mắng rằng: Con chó Ngô là hạng gì, lại dám ngông cuồng như vậy? Tức thì hạ lệnh cử binh. Các tướng đều xin chính vị hiệu trước, để ràng buộc lòng người. Huệ bèn đắp đàn ở bên Nam núi Ngự Bình, lấy ngày 25 tháng 11, tự lập lên ngôi Hoàng đế, đổi năm đầu là Quang Trung (1788); Ngay ngày hôm ấy đem cả tướng sĩ, quân thuỷ quân bộ đều tiến đi; ngày 29 đến Nghệ An đóng quân ở lại hơn 10 ngày, chọn thêm dân Nghệ An, cứ ba đinh lấy một, chiaThuận, Quảng làm 4 doanh Tiền, Hậu, Tả, Hữu, mà tân binh ở Nghệ An là Trung quân, quân đắc thắng có hơn 10 vạn người, voi chiến vài trăm thớt, duyệt đại binh ở trấn doanh. Huệ thân cỡi voi ra ngoài doanh để uỷ lạo quân lính, bèn hạ lệnh tiến quân đi. Đến ngày 20 tháng 12 đến núi Tam Điệp, Sở và Lân lạy rạp ở bên đường, xin nhận tội, Huệ nói rằng: Bọn ngươi tội đáng chết muôn phần, nhưng nghĩ Bắc Hà mới dẹp yên, lòng người chưa quy phục, bọn ngươi có thể đem toàn quân để tránh mũi nhọn của giặc, trong làm cho khí thế của quân lính khuyến khích lên, ngoài làm cho binh giặc thêm kiêu căng, cũng là kế để dụ giặc. Nay hãy tạm cho các ngươi đổi tội lập công, để xem sự báo hiệu sau này. Bèn khen thưởng các tướng sĩ rồi bảo rằng: Nay hãy ăn tết Nguyên Đán trước, đợi sang xuân ngày mồng 7, vào thành Thăng Long lại mở yến tiệc, bọn các ngươi như lấy lời nói của ta xem là nói dối hay là nói đúng. Bèn truyền lệnh ba quân trực sẵn đợi sai phái. Phái Đại tư mã là Sở, Nội hầu là Lân đem tiền quân làm tiên phong, Hố Hổ hầu đem hậu quân, Đại đô đốc là Lộc, Đô đốc là Tuyết đem tả quân thuỷ sư cũng thuộc vào đấy, vượt biển vào sông Lục Đầu. Tuyết vẫn kinh lược ở Hải Dương để làm ứng tiếp cho Đông đạo, Lộc tìm đường đi mau đến các địa phương Lạng Giang, Phượng Nhân, Yên Thế để ngăn chặn đường về của quân nước Thanh, Đại đô đốc là Bảo, Đô đốc là Mưu đem Hữu quân, voi ngựa thuộc vào đấy; Mưu đi xuyên ra huyện Chương Đức, lấy đường di thẳng đến làng Nhân Mục. Bảo chuyên đem quân và voi, do huyện Sơn Minh ra đến làng Đại Áng huyện Thanh Trì, làm ứng tiếp cho hữu chi. Năm quân đều lạy nghe quân lệnh. Ngày hôm trừ tịch (tức ngày 30 Tết), quân sang sông Giản Thuỷ, Trấn thủ Sơn Nam của nhà Lê là Hoàng Thuỷ Nghĩa quân bị tan vỡ trước. Người lính do thám của nước Thanh ở đồn xa đều bị giết chết hết, vì thế cho nên tuyệt không có tin báo về quân kéo đến. Từ cửa ô thành Thăng Long đến xã Hạ Hồi Thượng Phước, quân nước Thanh đóng liền dặn bảo, đặt súng lớn lên, ngoài đồn ngầm đặt chấn địa lôi phòng bị rất vững. Năm Kỷ Dậu, mùa xuân, nửa đêm ngày mồng ba tháng giêng quân của Huệ đến Hà Nội, mật vây lấy đồn, lấy ống loa của quân truyền gọi, những kẻ ứng lời, đổi nhau dạ, gần đến vài vạn người. Trong đồn run sợ, không phải đánh tự tan vỡ, lấy hết được lương thực và khí giới của quân. Mờ sáng mồng 5, tiến sát đến luỹ Ngọc Hồi, trên luỹ đạn bắn xuống như mưa, Huệ sai chiến sĩ đội ván gỗ để xông vào trận, mà tự thúc voi đốc đằng sau. Khi đã phá được cửa luỹ, đều ném ván gỗ xuống đất, đem dao ngắn chém bừa đi, quân nước Thanh chống chọi không được, tan vỡ chạy ra bốn mặt gặp máy chôn ngầm, lại bị chấn địa lôi nổ ra, chết và bị thương rất nhiều. Quân Tây Sơn đánh trống reo hò tiến đi liền phá được các đồn Văn Điển, Yên Quyết. Đô đốc nước Thanh là Hứa Thế Hanh, Tổng binh là Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Tri phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đều chết cả. Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy ôm lấy nhau xô nhau lặn xuống sông chết đuối kể đến hàng vạn, nước sông Nhị Hà vì thế chảy không được. Ngày hôm ấy, Huệ dong quân vào thành, áo chiến của Huệ mặc đều bị hơi thuốc súng làm cho biến thành sắc đen sạm. Chiêu Thống đế cũng vội vàng sang sông, theo Sĩ Nghị lên phía Bắc, từ đấy nhà Lê mất. Huệ bèn có cả đất nước An Nam. Sĩ Nghị đã thua, Huệ sai quân đuổi theo đến cửa ải Lạng Sơn, nói phao lên rằng quân qua cửa ải đánh giết không sót người nào, cốt tìm cho được chỗ Chiêu Thống đế ở. Người nước Thanh cả sợ từ cửa quan trở về mạn Bắc, người già, trẻ con bồng bế nhau chạy, vài trăm dặm tuyệt không có người ở. Quân đạo Vân Quý mới xuống đến Sơn Tây, nghe tin Nghị thua, cũng tìm đường kịp trở về. Vua nước Thanh bèn xuống chỉ lấy các thần là Phước Khang An thay Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, coi đốc binh mã 9 tỉnh điều khiển 50 vạn quân, định ngày đến cửa Nam Quan, kinh lý việc nước An Nam; Trước kia vua nước Thanh sai Nghị đem quân ra liền có mật dụ, đi chậm chớ có mau, trước hết truyền hịch để làm tiên thánh, cho bề tôi cũ nhà Lê về nước, tìm tự tôn họ Lê ra đối địch với Huệ, nếu Huệ lui đ nhân đấy sai tự tôn họ Lê đuổi theo, rồi đem đại binh nối đến, thì không khó nhọc mà thành công, đấy là thượng sách. Nếu người cả nước, một nửa theo họ Lê, một nửa theo Huệ, mà Huệ không lui quân thì đợi thuỷ sư Mân, Quảng ra biển đánh Thuận Quảng trước rồi đem bộ binh tiến đến thì Huệ trước mặt sau lưng đều phải đối địch, thế tất phải quy phục ta, ta nhân đó để cả hai, cắt từ Thuận, Quảng trở vào Nam để cho Huệ ở, từ Hoan, Ái trở ra Bắc, lại đem phong cho họ Lê; nhân đấy đóng đại binh ở nước ấy, để ở xa mà chế ngự lấy, sau này sẽ có xử trí riêng. Tới khi Nghị thua chạy về Bắc, sắc thư mang đi bỏ rơi ở đường, Huệ nhặt được bảo Ngô Nhậm rằng: Ta xem sắc thư của vua nước Thanh chẳng qua chỉ coi mạnh yếu để làm hơn kém mà thôi, việc làm cho nhà Lê còn lại không phải là bản tâm, chỉ mượn đấy làm tiếng mà thực thì mưu tư lợi thôi. Nay sau khi thua tất lấy làm xấu hổ, quyết không cầu hoà; nhưng hai nước đánh nhau cũng không phải là Phước cho dân. Nay chỉ có người nào khéo về giấy tờ mới có thể ngăn được mối binh đao, việc ấy cần ở ngươi chủ trương lấy. Bèn ra lệnh phàm những người nước Thanh đã bị bắt được đều cấp cho lương ăn, chọn đất cho ở yên.

Vừa gặp Binh bị đạo Giang Tả là Thang Hùng Nghiệp đưa thư, đại lược nói: Lê Duy Kỳ bỏ nước trốn đi, Thiên triều quyết không bao giờ lại lấy nước Việt Nam mà cho không nữa, nên nhân ngay trước khi chưa vâng dụ chỉ, sai người gõ cửa quan kêu xin, may ra có thể trông nhờ ơn điển. Huệ được thư ấy biết người nước Thanh muốn giảng hoà, trong bụng coi khinh. Bèn sai tướng là Hố Hổ Hầu đệ tờ biểu yêu cầu làm vua nước An Nam. Tờ biểu nói: Thần vốn là người dân thường ở Tây Sơn, nhân thời làm việc. Năm Bính Ngọ đem quân diệt họ Trịnh, trả lại nước cho nhà Lê, vua Lê trước chết đi, lại dựng Tự tôn là Duy Kỳ nối ngôi. Duy Kỳ là người dâm bạo, các quan và nhân dân trong nước chạy đến nói với thần, xin ra quân trừ loạn. Năm Đinh Mùi, thần sai một tiểu tướng đem quân đến hỏi tội những kẻ ở bê bên hữu giúp Duy Kỳ làm việc bạo ngược ấy nhưng Duy Kỳ trông thấy bóng gió đang đêm trốn đi, là tự mình rước lấy sự tai vạ ấy. Năm Mậu Thân, thần tiến đến đô thành, lại uỷ cho con cháu nhà Lê trước là Duy Cận coi việc nước, thần đã từng sai người đến gõ cửa quan, đem hết tình nước để tâu lên, nhưng vì mẹ Duy Kỳ đi trước đến ải Đẩu Áo, tự mình đi xin cứu viện, Tôn Sĩ Nghị là đại thần ở chốn bờ cõi, lại vì có của và sắc đẹp, đem tờ biểu của thần xé ra ném xuống đất lăng mạ làm nhục người sứ giả của thần, ý muốn động chúng dấy quân. Thần không biết việc ấy quả là tự Đại hoàng đế sai khiến chăng hay là hoặc ở Sĩ Nghị vì một người đàn bà sai khiến, cầu may nên công ở chốn biên cương để cầu lợi lớn chăng? Kể ra, lấy một dải đất ở nơi bãi biển, nhân sĩ giáp binh không địch được một phần trong muôn phần của Trung triều, mà suối sâu ở phía trước, hổ dữ ở phía sau, tình mọi người sợ chết, đều tự hăng hái lên, thần không tránh khỏi lời chê ném chuột (101), mới lấy dân đinh năm ba ấp cùng đi theo. Ngày mồng 5 tháng giêng năm nay tiến đến đô thành mong được ra mắt Sĩ Nghị, hoặc có thể lấy ngọc lụa thay cho giáo mác, chuyển binh xe làm hội áo xiêm chăng? Thế mà quân của Sĩ Nghị đã chạy tan vỡ ra bốn phía, những kẻ chạy trốn ở thôn tráng ngoại thành lại bị dân hoàng thành giết chết. Ngày thần vào thành, lập tức cấm chỉ không được giết càn, hết thảy phải đưa đến đô thành, cộng hơn 800 người, thần đã cấp cho lương ăn. Trộm nghĩ: nước thần tự đời Đinh, Lê, Lý, Trần đến nay thời đại có đổi đời, không phải là một họ, họ nào có thể làm phên che ở nước Nam được thì trồng cây nào vun xới cho cây ấy chỉ là rất công rất nhân mà thôi. Thần cúi nghĩ rằng: Thể lòng Trời làm mệnh lệnh thuận về lẽ tự nhiên mà thôi, xin tha cho thần về tội đối địch với Tôn Sĩ Nghị, thương cho thần về lòng thành mấy phen gõ cửa tâu bày, cho thần làm vua nước An Nam, để có thống quản. Thần kính cẩn sai sứ đến cửa khuyết xin làm phiên thần, sửa lễ cống và đem cả nhân khẩu hiện còn nộpả lại, để tỏ lòng rất thành. Kể ra, lấy đường đường Thiên triều so được thua với nước mọi rợ nhỏ mọn, hà tất phải đánh cho đến cùng, làm nhàm việc vũ, để thỏa lòng tham tàn, chắc lòng Thánh đế không nỡ thế. Lỡ ra quân đánh triền miên mãi không thôi, thế đến như vậy thật không phải là lòng thần mong muốn, mà cũng không dám biết đến.

Thang Hùng Nghiệp tiếp được biểu ấy cả sợ bảo với sứ thần đưa lại là Hố Hổ Hầu rằng: Đấy không phải là ngày hai quân giao chiến, sao lại nhất vị lấy khí tức giận làm việc như thế? Đặt câu nói ý muốn cầu phong tước ư? Hay là cốt muốn khơi ra mối binh đao ư? Trả lại tờ biểu, không chịu đệ đạt lên. Bèn lưu Ngô Văn Sở ở lại giữ Bắc Thành, bảo Sở rằng: Phàm giấy tờ ta gửi đi triều đình Trung Quốc, chuyên uỷ cho Ngô Nhậm cùng Phan Huy Ích gửi đi hay trả lời đều cho phép tuỳ nghi mà xử trí. Việc gì không quan khẩn, bất tất phải bẩm báo làm gì. Bèn dẫn quân về miền Nam. Rồi sau Phước Khang An đến Việt Tây chuyển ý giảng hoà, đưa thư đem lợi hại thí dụ, Huệ cũng đem vàng lụa thật hậu cầu để làm thành việc cho. Bèn đổi tên là Quang Bình; sai cháu (gọi bằng chú bác) là Nguyễn Quang Hiển và bồi thần là Vũ Huy Tấn mang phẩm vật tiến cống đến cửa quan gõ cửa khẩn khoản xin vào yết kiến. Vua nước Thanh vui lòng khen ngợi, chuẩn y lời tâu, lại dụ đến sang năm thân tự đến kinh đô để triều yết. Biểu văn đại lược nói rằng: “Thần nổi lên ở Tây Sơn, bắt đầu có đất Quảng Nam trước, cùng với họ Lê vốn không có danh phận kẻ trên người dưới gì. Năm trước, đã từng sai người đến gõ cửa quan để tâu bày duyên do về việc gây hấn với họ Lê nhưng vì biên thần bác bỏ thư đi, không đề đạt lên. Kịp khi quan quân ra khỏi cửa quan đánh dẹp. Trước ngày tháng giêng năm nay, thần đến thành họ Lê, muốn hỏi Lê Duy Kỳ về cớ kêu xin thiên binh, không ngờ quan quân trông thấy, hăng hái chém giết ngay. Bọn thủ hạ của thần khó có thể bó tay mà chịu trói; lại gặp cầu ở sông gãy đứt ra nên quan quân đến nỗi tổn thương. Thần sợ hãi không biết chừng nào! Đã nhiều lần sai người gõ cử xin nhận tội, và đưa trả về những quan quân chưa ra khỏi. Về người giết hại viên Đề trấn hiện đã đem ra chính pháp rồi. Đáng lẽ thần phải chính mình đến nơi khuyết đình, trần tình xin tội; nhưng vì trong nước mới mắc phải binh đao, tình người chưa yên, kính cẩn sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển theo tờ biểu vào triều yết”. Lời trong tờ biểu đều là ý của Phước Khang An dẫn bảo cả.

Vua nước Thanh xem tờ biểu đẹp lòng khen ngợi, chuẩn cho Quang Hiển đến kinh đô. Dụ cho Huệ rằng: Ngươi tuy tự biết hổ sợ về lỗi kháng cự quan quân, hại tới viên Đề trấn, xét ra khó miễn tội được, nếu không thân đến cửa khuyết nhận tội mà vội cầu phong hiệu thì Thiên triều không có thể chế ấy. Ngươi chưa được liệt vào hạng phiên bang, thì những phẩm vật đem cống chưa tiện thu nhận. Nếu muốn đem lòng thành thực nộp phẩm vật hàng phục thì sang năm gặp tiết bát tuần vạn thọ của trẫm, thân tự đến Kinh kêu xin.

Về bọn Đề trấn chết trận, nên lập đền thờ ở địa phương An Nam, trẫm tất đặc cách gia ơn cho, hoặc tức thì phong cho tước vương, con cháu đời đời có thể giữ lấy nước An Nam mãi mãi. Còn như Lê Duy Kỳ là người nhu nhược không có tài năng, bỏ trốn đi, không nỡ gia cho tội giết chết nhưng chỉ cho ở yên tại thành tỉnh Quế Lâm, quyết không có lẽ nhận ngươi vào triều cận mà lại đưa về nước An Nam, để cho làm chi nữa, ngươi không nên ngờ vực điều ấy. Nay đặc biệt cho ngươi một chuỗi ngọc trân châu đeo tay, ngươi nên kính vâng ơn lệnh, để được nhờ ơn lâu dài. Phải nên cố gắng đấy.

Huệ lại dâng biểu tạ, xin đến sang năm vào triều yết.

Vua nước Thanh tin lời, tức thì sách phong làm An Nam Quốc vương. Ra lệnh cho Hậu bộ Quảng Tây là Thành Lâm đi trước. Khi đã đến cửa quan, Huệ nói thác rằng: Vượng khí ở thành Thăng Long tiêu hết rồi, xin đến Phú Xuân. Thành Lâm cho là không phải lệ, không chịu đi Phú Xuân. Hu bèn thác làm có bệnh kéo dài, mới đem cháu gọi bằng cậu là Phạm Công Trị trá mạo làm Huệ để đi, rồi sai đem phương vật tạ ơn. (Huệ tạ ơn và nói: Nhà có mẹ già, cần xin nhân sâm là thứ để tăng thọ. Vua nước Thanh phát cho một cân sâm Quan Đông của vua dùng, chạy ngựa trạm đưa cho. Bài biểu tạ có câu rằng: Thần có mẹ có người thân yêu báo đáp nhờ ở công đại tạo (là trời), vua là thầy là cha nuôi dạy sinh thành mong đội ơn sâu. Vua nước Thanh phê rằng: Câu nói ấy đáng khen, trẫm không nỡ không coi ngươi là con).

Mùa xuân, năm Canh Tuất, Phước Khang An dục Huệ sửa đồ hành trang (Huệ nói thác là mẹ chết xin đem con là Quang Thuỳ thay mình vào triều yết. Khang An không nghe, mật sai người đến trên cửa quan dặn bảo cặn kẽ, nếu bất đắc dĩ thì nên lấy người nào hình dạng giống mình để thay). Huệ bèn lấy Phạm Công Trị đội tên mình, sai bề tôi là Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lỗ, Đỗ Văn Công cùng đi; ngoài lệ cống lại cống thêm hai thớt voi đực. Ngựa trạm đưa đi khó nhọc, dân ven đường lấy làm khổ. Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phước Khang An, Tuần phủ Quảng Tây là Tôn Vĩnh Thanh cùng đưa đi đến Yên Kinh. Vua nước Thanh muốn nêu khen khác mọi người, thưởng cho rất hậu. Đến hành cung Nhiệt Hà, vào chầu ra mắt, làm lễ bảo tất (ôm lấy đầu gối vua). Vua cầm bút viết bốn chữ đại tự: Củng cực quy thành, nghĩa là chầu vào ngôi sao bắc cực đem lòng thành thực quy phục (102) và một câu đối:

Phiên âm: “Chúc hỗ hiệu tôn thân, vĩnh xử đan tâm tri phất thế. Cận quan ưng sủng tín, tài kê thanh sử vị tiền văn”.

Dịch nghĩa: Chúc Phước tỏ lòng tôn thân, giữ mãi tấm son không bỏ mất. Vào chầu nhận được sủng mệnh, xét trong sử nước chưa từng ghi.

Và một bài thơ:

Phiên âm: “Doanh phiên nhập chúc trị thời tuần. Sơ kiến hồn như cựu thức thân. Y cổ vị văn lai tượng quốc. Thượng triều vãn sự bỉ kim nhân (103) Cửu kinh nhu viễn chi trùng dịch. Gia hội ư kim miễn thế nhân. Vũ uyển văn tu thuận thiên đạo. Đại Thanh tộ vĩnh vạn thiên xuân”.

Dịch nghĩa: Nước phiên mạn biển vào chúc thọ, gặp khi đường đi tuần thú các địa phương.

Mới gặp mặt lần đầu, dường như quen biết đã lâu.

Từ xưa chưa từng thấy nước nào đem voi đến cống.

Triều đại trước bắt đúc người vàng, là việc đáng khinh bỉ.

Chín đạo thường để yên người ta, đáng trọng nước xa phải hai lần thay người thông dịch.

Gặp dịp tốt này, nên cố gắng ban ra nhân chính,

Xếp việc võ, sửa việc văn để thuận đạo trời,

Ngôi báu nhà Thanh ta, lâu mãi đến muôn nghìn năm.

Để ban cho Nguyễn Văn Huệ, thưởng cho áo mặc, đồ dùng, cũng như thân vương; lại thưởng thêm cho một vạn lạng bạc. Tới khi vào bệ kiến từ biệt về nước, vua nước Thanh gọi đến gần bên giường, vỗ vào vai yên uỷ dặn bảo ôn tồn; sai thợ vẽ hình của mình đem cho. Khi về sai đưa cho chữ “Phước” và đồ chơi quý báu của vua dùng. Sứ giả đi lại liên nối ở đường. Trước đây Chiêu Thống đế sang nước Thanh, em là Duy Chi chiếm cứ địa phương Tuyên Quang, Cao Bằng, nương tựa với thổ tù là Nùng Phước Tấn, Hoàng Văn Đồng, liên kết với các bọn Mán ở Vạn Tượng, Trấn Ninh, Trịnh Cao, Quy Hợp mưu phá thành Nghệ An. Huệ sai Đốc trấn Nghệ An là Trần Quang Diệu làm Đại tổng quản, Đô đốc là Nguyễn Văn Uyên đem 5000 quân tinh binh, theo đường biển ở miền trên Trấn Nghệ An đến đánh. Tháng 6, lấy được Trấn Ninh, diệt được Trịnh Cao, Quy Hợp. Tháng 10, quốc trưởng nước Vạn Tượng bổ thành chạy, bắt được voi ngựa chiêng trống, đuổi dài mãi đến địa giới Xiêm La, chém được tướng bên tả là Phan Dung, bên hữu là Phan Siêu, bèn kéo quân về Bảo Lạc. Lê Duy Chi cùng Phước Tấn, Văn Đồng thế lực không địch được, đểu bị hại. Huệ sai bề tôi là Vũ Vĩnh Thành, Trần Ngọc Thị sang nước Thanh dâng tin thắng trận. Tiếng là kính thuận nhưng thực thì để khoe. Lại xin mở chợ thông thương ở cửa ải Bình Thuỷ trấn Cao Bằng, cửa ải Du Thôn ở trấn Lạng Sơn, rút miễn thuế buôn và lập nhà hàng ở phủ Nam Ninh. Vua nước Thanh đều y cho cả.

Trước kia, 6 châu ở Hưng Hoá, 3 động ở Tuyên Quang, cuối nhà Lê bị thổ ty nước Thanh xâm chiếm, nhiều lần biện bạch mà không thể lấy lại được. Huệ đưa thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng xin định rõ về cương giới cũ. Tổng đốc Lưỡng Quảng cho là cương giới đã định, trả lại thư. Huệ bởi thế hơi không bằng lòng, luyện tập quân lính, làm các hạng thuyền, ngầm có ý dòm ngó Lưỡng Quảng. Từng bảo với tướng hiệu rằng: Để cho ta sống vài năm nữa, chứa uy thể, nuôi khí mạnh, thì ta có sợ gì kẻ kia.

Huệ đã đắc chí, nghiễm nhiên tự xưng là đế, lập Lê Thị Ngọc Hân làm Bắc cung Hoàng hậu; con đích là Quang Toản làm Thái tử. Cho Nghệ An là ở giữa nước, quê quán tổ tiên ở đấy bèn đắp thành đất ở dưới Kỳ Lân, dựng làm lầu điện, gọi là Trung đô. Đổi thành Thăng Long gọi là Bắc Thành; chia Sơn Nam làm thượng hạ hai trấn (Hạ trấn đóng ở Vị Hoàng, thượng trấn dời đóng ở Châu Cầu). Trấn thì đặt Trấn thủ, Hiệp trấn; huyện thì đặt văn gọi là Phân tri, vũ gọi là Phân suất và đổi định tên quan. (Xét quan chế của Nguỵ Tây Sơn không thể xét được; thấy chép ở Dã sử tạp lý, thì có Tam công, tam thiếu, đại tùể, đại tư đồ, đại tư khấu, đại tư mã, đại tư không, đại tư hội, đại tư lễ, thái uý, ngự uý, đại tổng quản, đại đổng lý, đại đô hộ, đại đô đốc, đô đốc, nội hầu, hộ giá, kiểm điểm, chỉ huy sứ, đô ty, đô uý, trung uý, vệ uý, quản quân, tham dốc, tham lĩnh, trung thư sảnh, trung thư lệnh, phụng chính, thị trung, đại học sĩ, hiệp biện đại học sĩ, thị trung ngự sử, 6 bộ thượng thư, tả đồng nghị, hữu đồng nghị, tả phụng nghị, hữu phụng nghị, thị lang, tư cụ, hàn lâm, còn nhiều danh loại khác không thể kể hết được. Quân hiệu thì có 5 quân là Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu và năm chế Tả bật, Hữu bật; các danh hiệu như Kiển thanh, Thiên cán, Thiên trưởng, Thiên sách, Hổ bôn, Hổ hầu, Thị lân, Thị loan). Ra lệnh họp làm sổ đinh, điền, đinh chia làm ba hạng, điền chia làm ba bậc (9 tuổi đến 17 tuổi là hạng vị cập cách, 18 tuổi đến 55 tuổi là tráng hạng, 56 tuổi đến 60 tuổi là lão hạng, 61 tuổi trở lên là hạng lão nhiêu. Công điền: Nhất đẳng mỗi mẫu lệ nộp thóc 150 bát, nhị đẳng mỗi mẫu 80 bát, tam đẳng mỗi mẫu 50 bát. Tiền tạp vật mỗi mẫu 1 tiền: Tiền khoán làm kho mỗi mẫu 50 đồng. Tư điền nhất đẳng mỗi mẫu lệ nộp thóc 40 bát, nhị đẳng mỗi mẫu 30 bát, tam đẳng mỗi mẫu 20 bát, tiền tạp vật như lệ công điền, tiền khoán làm kho 30 đồng).

Lại cho là từ sông Gianh trở ra Bắc, hộ khẩu phần nhiều ẩn lậu không khai thực, đòi những nhân dân có tên ở sổ họp lại cấp cho mỗi người một cái bài, gọi là tín bài (chứa họ tên quán chỉ in ngón tay làm ghi, trong đóng ấn có bốn chữ lớn “thiên hạ đại tín”) ai không có bài là dân lậu thuế, cho sung đi làm phu dịch các phong sở, mà bắt tội Lý trưởng. Bọn lại dịch nhân thế làm gian, đi ra các nơi để tìm bắt. Có kẻ tiểu dân nấp xuống lỗ để trốn, khổ không biết chừng nào.

Khi ấy, giặc biển tàu ô ở Lưỡng Quảng bị bọn quan nước Thanh đuổi bắt, thế bách phải chạy đến quy phục. Huệ thu nhận những kẻ đầu mục cho làm Tổng binh. Lại dung nạp bọn giặc “Thiên đ̔ội”, nhân lúc sơ hở, lén lút ra vào, đường biển vì thế không thông. Khổn thần nước Thanh cũng sợ là mạnh không hỏi đến gì cả.

Năm Nhâm Tý (1792), Huệ sai làm tờ biểu đưa sang nước Thanh, xin cầu hôn, để do thám ý vua Thanh, cũng muốn mượn cớ ấy để gây mối đao binh nhưng gặp khi bị ốm không đi được.

Huệ là người tàn ngược vô đạo, lúc mới chiếm cứ được đô thành xâm phạm vào tất cả các lăng liệt thánh. Một hôm về buổi chiều Huệ đương ngồi bỗng nhiên tối mắt, thấy một ông bạc đầu từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: Cha ông mày sinh ra ở đất nhà vua, đời đời làm dân nhà vua mày sao dám phạm đến lăng tẩm, rồi lấy gậy đánh vào trán. Huệ tối sầm mắt ngã vật ra một lúc lâu mới tỉnh. Huệ đem lời ấy nói với Trung thư là Trần Văn Kỷ. Từ đấy bệnh chuyển nặng lên, bèn triệu Trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về để bàn dời kinh đô đến Nghệ An. Việc bàn ấy chưa nhất định thì khi ấy Thế Tổ ta đã lấy được Gia Định, thu phục lại Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế lừng lẫy lên. Huệ nghe thấy lo buồn, bệnh ngày càng nặng thêm. Triệu bọn Diệu rằng: Ta mở mang cõi đất, cả cõi nước Nam, nay bệnh tất không khỏi, Thái tử tư chất hơi cao, nhưng tuổi hãy còn nhỏ, ngoài có thù ở nước Gia Định. Thái Đức (tức Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, nhàn rỗi vui chơi cầu yên, không mưu tính đến lo sau. Khi ta chết rồi, nên trong một tháng, làm lạo thảo để chôn táng thôi. Bọn ngươi nên cùng nhau giúp Thái tử sớm thiên đến Vĩnh Đô (104) để khống chế thiên hạ. Không thế thì quân ở Gia Định lại bọn ngươi chết không có đất chôn đấy. Bọn Diệu cùng khóc vâng nhận mệnh lệnh, sai giết con ngựa trắng để thề.

Ngày 29 tháng 9 Huệ chết, Huệ tiếm ngôi 5 năm, tuổi mới có 40. Thái tử là Quang Toản nối ngôi nguỵ. Tháng 10 táng ở phía nam sông Hương, nguỵ thụy là Thái Tổ Vũ Hoàng đế. Sai Thị trung Đại học sĩ là Ngô bộ Tả đồng nghị là Nguyễn Viết Trực, Hộ bộ Tả thị lang là Nguyễn Văn Thái, sang nước Thanh báo tang, nói dối là Huệ dặn sau khi chết rồi táng ở Tây Hồ Bắc Thành, ngõ hầu được gần cửa vua để nương tựa, vua nước Thanh tin lời, cho tên thuỵ là Trung Thuần, thân làm một bài thơ để viếng.

Phiên âm:

Ngoại bang lệ dĩ khiển bồi thần.

Triển cận tòng vô chí kỷ thân.

Nạp khoản tái gia lai ngọc khuyết

Hoài nghi kham tiếu đại kim nhân

Trung thu thượng ức y quan túc

Tất hạ hồn như phụ tử thân

Thất tự bất năng bài ai thuật

Lân kỳ trung khổn xuất trung chân.

Dịch nghĩa :

Theo lệ thường thì nước ngoài chỉ sai sứ thần sang triều cống thôi,

Tự trước đến giờ không có nước nào tự bản thân vua nước ấy sang triều yết cả.

Dâng nộp lễ vật đáng khen là tự mình đến tận cửa cung

Đáng cười cho người đem tượng người đúc vàng là còn có lòng ngờ vực,

Còn nhớ khi giữa mùa thu còn áo mũ chỉnh tề.

Dưới gối coi như cha con thân mật (mà nay đã chết)

Trong bài thơ không thể nói hết được sự thương nhớ

Nhưng thương về có lòng thành thực tự trong bụng tỏ ra.

Lại cho thêm một pho tượng Phật, 3.000 lạng bạc, để sửa việc tang ma. Phái cho Án sát Quảng Tây là Thành Lâm mang đến mộ giả ở Linh Đường, (thuộc huyện Thanh Trì) để đọc tế. Bài văn có câu tấu rằng: “Chúc Phước ngôi Nam cực, khen lòng trung thân đến tận sân chầu. Thỏa phách ở Tây Hồ, dù hết dời không quên quyến luyến cửa khuyết”. Bài thơ viếng ấy khắc vào đá dựng ở bên tả mộ.

III . Nguyễn Quang Toản

(Niên hiệu ngụy là Cảnh Thịnh, lại đổi là Bảo Hưng)

Quang Toản tên là Trát, mẹ là họ Phạm, người phủ Quy Nhơn cùng Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật, Thái sư Bùi Đắc Tuyên là anh chị em cùng mẹ khác cha. Năm uổi, ngụy sách lập làm Hoàng hậu, sinh được ba con trai hai con gái, Toản là con đích. Trước kia, giả vương của ngụy vào chầu, vua nước Thanh sắc phong cho Quang Thùy làm Thế tử của An Nam quốc vương, sau biết Thùy là con vợ thứ, mới đổi phong cho Toản làm Thế tử, cho thêm cái như ý bằng ngọc, hà bao bằng gấm. Năm Nhâm Tý, Huệ chết, Toản mới 10 tuổi đổi năm sau là năm Quý Sửu làm niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ I (1793) của ngụy. Sai bọn Ngô Nhậm sang nước Thanh báo tang và xin sắc mệnh. Bọn Nhậm chưa ra khỏi cửa quan, vua Thanh nhận được tin của Tổng đốc Lưỡng Quảng tâu báo trước, lập tức xuống chỉ phong làm An Nam Quốc vương; phái Án sát Quảng Tây là Thành Lâm đến Bắc Thành tuyên phong, Toản cũng mượn người khác nhận, sứ nước Thanh trong bụng cũng biết là giả dối.

Toản đã được tập phong, lấy em là Quang Thùy làm Khang công, Tiết chế các doanh quân thủy quân bộ ở Bắc biên, kiêm coi tất cả các việc quân dân; Quang Hãn làm Tuyên công, lĩnh Đốc trấn Thanh Hóa, tổng trông coi các công việc quân dân; cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư quản đốc trông coi các việc trong ngoài. Thái úy là Phạm Công Hưng cũng giữ việc quan trọng về quân, quốc. Trung thư phụng chính là Trần Văn Kỷ làm các việc ở trung thư cơ mật, văn thư lệnh thị đều ủy thác hết cho Thiếu phó là Nguyễn Quang Diệu (chữ Nguyễn có chỗ chép là chữ Trần). Hộ giá là Nguyễn Văn Huấn, Nội hầu là Nguyễn Văn Tứ, Tư lệ là Lê Trung thì trấn giữ Nghệ An. Đại tư khấu là Vũ Văn Dũng, Đại tư hộ là Nguyễn Văn Dụng, Thiếu bảo là Nguyễn Văn Danh (họ với Ngụy), Đại tư mã là Ngô Văn Sở, Hình bộ thượng thư là Lê Xuân Tài, Tuần kiểm là Chu Ngọc Uyển, Tiết độ là Nguyễn Công Tuyết thì trấn giữ Bắc Thành. Bãi việc cấp tín bài, đình việc phái đi bắt dân lậu sổ.

Toản tuổi còn nhỏ, chỉ thích chơi đùa, phàm việc đều ở Đắc Tuyên chuyên quyết, Đắc Tuyên làm uy làm Phước bừa bãi, trong ngoài đều oán cả.

Năm Quý Sửu, quân ta vây thành Quy Nhơn, Nhạc sai người cáo cấp. Toản sai bọn Phạm Công Hưng đến cứu viện. Quân ta đã lui về, bọn ưng bèn bức hiếp Nhạc mà chiếm cứ lấy thành. Nhạc vừa xấu hổ, vừa tức giận, bực tức mà chết. Toản phong cho con Nhạc là Bảo là Hiếu công, phái người trông coi, (chép rõ ở truyện Nhạc). Năm Giáp Dần, sai Hộ giá là Nguyễn Văn Huấn, Kiểm điểm là Trần Viết Kết đánh úp Diên Khánh, quân bị thua dẫn về. Lại sai Tổng quản là Nguyễn Quang Diệu, Nội hầu là Nguyễn Văn Tú lại đem quân đến vây, giữ nhau vài tháng. Mùa đông năm ấy, Đắc Tuyên sai Ngô Văn Sở thay Vũ Văn Dũng điều bát quân sự ở Bắc Thành, mà triệu Dũng về. Đi đến trạm Mỹ Xuyên, khi ấy Phụng chính là Trần Văn Kỷ có tội, phát phối đến trạm ở, mật báo Dũng rằng: Thái sư ngôi to nhất cả các quan, chuyên làm uy làm Phước, sẽ không lợi cho xã tắc, nếu không mưu tính sớm đi thì sau này hối hận sao kịp. Dũng bèn cùng Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn (có chỗ chép là Hóa) mưu tính nói phao lên rằng đến Nam đã tế cờ, nhân ban đêm đem bọn lũ vây Đắc Tuyên ở chùa Thuyền Lâm (Tuyên lấy chùa làm nhà ở). Đêm hôm ấy, ngẫu nhiên vì có việc, Tuyên ngủ ở trong phủ của Toản. Dũng vây quanh phủ để bắt. Toản bất đắc dĩ bắt Tuyên đưa cho, Dũng sai giam vào ngục. Ngô Văn Sở là bè lũ của Tuyên, Dũng làm tờ chiếu giả dối sai Tiết chế là Quang Thùy đóng gông đưa về kinh. Lại sai Nguyễn Văn Huấn đem quân vây Quy Nhơn, bắt con Tuyên là Đắc Trụ giải về, thêu dệt nên tội trạng làm phản, đều dìm xuống nước để giết đi. Toản không thể ngăn cản được, chỉ chảy nước mắt khóc thôi. Quang Diệu đương vây Diên Khánh, nghe tin báo, cả sợ bảo với thuộc hạ rằng: Chúa không có đức cương quyết, đại thần giết lẫn nhau là biến lớn đấy, biến ở bên trong không yên thì lấy gì mà chống được người. Ngay ngày hôm ấy giải vây trở về. Dũng cho là Diệu cùng Đắc Tuyên có tình nghĩa thân gia (vợ Diệu là Bùi Thị Xuân tức là cháu gái họ của Tuyên) sợ có biến khác, bèn ủy cho Công Hưng đem quân đón Quang Diệu để điều đình việc ấy.

Khi ấy Nguyễn Văn Huấn giữ Quy Nhơn, nghe tin Diệu về lại tạ tội trước Diệu không hỏi gì. Quân đến An Cựu, đóng đồn ở bờ bên Nam sông, Dũng cùng bọn Nội hầu là Tứ đóng quân ở bên Bắc sông, đem mệnh lệnh vua để chng cự. Quang Toản lo sợ, không biết làm thế nào, sai người đi lại yên ủi dỗ dành để hòa giải. Diệu mới đem người bên tả bên hữu vào yết kiến, cùng bọn Dũng giảng hòa, Diệu xin đem Lê Trung thay Huấn giữ Quy Nhơn mà triệu Huấn về.

Bấy giở Toản đã thân làm triều chính, năm ngày một lần coi chầu. Năm ấy, Thái úy là Công Hưng vì có bệnh chết, bèn lấy Diệu làm Thiếu phó, Huấn làm Thiếu bảo, Dũng làm Đại tư đồ. Nguyễn Văn Danh (có chỗ chép là Nguyễn Văn Tứ) làm Đại tư mã, gọi là tứ trụ đại thần. Hoặc có người gièm rằng, Diệu uy quyền quá to sẽ có mưu toan khác. Toản bị mê hoặc, thu lấy binh quyền của Diệu, chỉ cho lấy bản chức vào chầu hầu thôi. Diệu trong lòng nghi sợ, thường cáo ốm không vào chầu, sai bọn thủ hạ vài trăm người, ngày đêm cầm binh cự để tự vệ. Quang Toản thường sai trung sứ đến ủy lạo phủ dụ.

Mùa hạ năm Đinh Tỵ, quân ta đánh Quy Nhơn chưa lấy được lại tiến sát đến Đà Nẵng, Câu Đê, Hải Vân ở Quảng Nam. Toản sai Nguyễn Văn Huấn đem hết quân để chống cự. Cho Diệu được lại giữ binh quyền đóng giữ cửa biển Noãn Hải. Mùa thu quân ta trở về.

Năm Mậu Ngọ, tiểu triều là Bảo đánh úp lấy Quy Nhơn, sai người đem lòng thành quy thuận với ta. Quân ta chưa đến, Toản đem quân đến vậy thành, bắt Bảo về, đánh thuốc độc giết đi (chép rõ ở truyện Nhạc). Sai Đại tổng quản là Lê Văn Thanh (có chỗ chép là Đại tư vũ Tuấn) giữ Quy Nhơn; Thái phủ là Lê Văn Ưng (có chỗ chép là Thái phủ Mân) nói với Toản rằng: Tiểu triều sinh ra biến loạn là bởi Lê Trung gây nên. Toản triệu Trung đến, sai tráng sĩ trói lại đem chém đi. Lại tin lời Thượng thư là Hồ Công Diệu vu thác dèm pha, giết Thiếu bảo là Nguyễn Văn Huấn. Từ đấy tướng, tá có lòng lìa bỏ, người nào cũng có lòng nghi sợ. Đại đô đốc Lê Chất là con rể Lê Trung, nhiều lần lập được chiến công, sợ vạ kịp đến mình, bỏ chạy về với ta.

Năm Kỷ Mùi, quân ta lại tiến đánh Quy Nhơn, Lê Văn Thanh đóng cửa thành, cố chết giữ, Quang Diệu,Văn Dũng đem binh thuyền đến viện trợ. Khi đến Quảng Ngãi, nghe tin quân ta đã lên đường bộ giữ chỗ hiểm. Diệu ở ngoài núi Thạch Tân, Dũng đem quân đi theo đường tắt ở Chung Xá, mưu đánh úp đằng sau quân ta. Đêm có một con nai chạy ra, quân đi trước reo hò, truyền lầm là quân Đồng Nai, quân của Dũng sợ chạy tan vỡ, quân ta nhân đấy đuổi đánh, quân của Dũng tự dày xéo nhau, chết rất nhiều. Văn Thanh không có quân viện trợ, mới cùng Thượng thư là Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy là Trương Tiến Thúy đem thành xin hàng. Quân ta đã lấy được Quy Nhơn, mới đổi tên thành là thành Bình Định; để lại Chưởng Hậu quân là Võ Tánh, Lễ bộ là Ngô Tòng Chu ở đấy trấn thủ. Toản nghe tin Quy Nhơn không giữ được, đem đại binh đi, đến Trà Khúc, giục các tướng ra quân, Trần Viết Kết nói: Nay không thuận chiều gió, xin hãy đưa quân về. Toản để Dũng và Diệu giữ Quảng Nam, Nguyễn Văn Giáp giữ Trà Khúc, rồi trở về.

Trước đây, trận đánh ở Thạch Tân, quân của Dũng không đánh mà tự tan vỡ, Dũng sợ cầu xin Diệu giấu việc ấy cho. Từ đấy hai người cố kết với nhau, ước làm bạn sống chết có nhau. Bọn Trần Viết Kết, Hồ Công Diệu, Trần Văn Kỷ, vốn ghét Diệu, cho là Quy Nhơn thất thủ, Diệu dừng quân lại là không có công gì, để làm cớ nói, làm tờ chiếu giả, sai Dũng bắt giết đi. Dũng nhận được thư đưa bảo Diệu, Diệu cả sợ, bèn dẫn binh về Phú Xuân, cắm trại sách ở bờ bên Nam sông Hương, nói phao lên là giết giặc ở bên cạnh vua. Toản sai người triệu đến, bọn Diệu đều không chịu nhận mệnh lệnh. Kỷ đổ tội cho Kết và Hồ Công Diệu. Kết trốn, Toản bắt Công Diệu đưa cho Quang Diệu, Diệu mới giải binh vào ra mắt. Toản dụ rằng: Bọn ngươi là cốt tráng của nước, nên vì nước nhà cùng lòng hết sức, để trừ bỏ mối lo ở ngoài, không nên mang lòng ngờ vực, bọn Diệu khóc tạ, lại xin đem quân vào lấy Quy Nhơn. Toản y cho.

Năm Canh Thân, bộ binh của Diệu tiến sát đến dưới thành, thường khiêu chiế giữ chặt lấy thành. Diệu đắp lũy dài vòng quanh ở bốn mặt ngoài thành để vây. Dũng lấy hai chiếc thuyền hiệu lớn Định quốc và hơn 100 chiếc thuyền chiến chắn ngang cửa biển Thi Nại. Lại ở bên tả cửa biển lập hai đồn nhỏ ở núi Tam Tòa tại bên hữu Nhạn Châu, trên đặt súng lớn, dựa chỗ cao bắn xuống, phòng thủ rất cẩn mật. Mùa hạ Thế Tổ ta cử đại binh đến cứu viện, quân bộ đóng ở Thị Dã, quân thủy đóng ở ngoài khơi cửa biển Thị Nại, quân ta đường thủy đường bộ không thông nhau, Tánh cũng ở trong thành cố giữ để đợi quân cứu viện, giữ nhau lâu lắm. Khi ấy, Điển quân Thượng đạo của ta là bọn Lưu Phước Tường liên kết với Vạn Tượng, Trấn Ninh đánh thành Nghệ An, thể ty các trấn từ Thanh Hóa trở ra ngoài đều dấy nghĩa binh để tiếp ứng, đạo trưởng người Tây dương cũng khua dấy các đạo đồ trong nước, chỗ nào cũng nổi lên như ong; những người trung nghĩa ở Bắc Thành phần nhiều vượt biển đem lòng thành quy thuận vì quan quân ra sức. Nhân dân các trấn mỗi khi thấy gió Nam nổi lên, thì cùng mừng bảo nhau rằng: Chủ cũ đã đến đấy. Quang Toản thế ngày càng quẫn, sai người đem nhiều lễ vật mời Nguyễn Thiếp. Khi Nguyễn Thiếp đến, hỏi về việc nước, Thiếp nói : Không thể làm được nữa. Toản lại hỏi, Thiếp nói rằng: Ai chịu theo, Toản nói: Trao cho gươm và ấn, ai dám không theo, Thiếp nói rằng: Ngay như quân vương không theo thì sao, Toản im lặng. Thiếp lui bảo người bạn thân rằng: Cửa biển sông ngư nước nông, họ Nguyễn trở về làng, núi sông của chủ cũ, không bao lâu lại về chủ cũ cả. Nhân bảo Toản lui giữ Vĩnh Đô (thuộc Nghệ An) may ra hoặc có thể hoãn được. Toản cũng do dự không quyết.

Năm Tân Dậu, Thế Tổ ta thân đem quân thuyền thẳng vào cửa biển Thi Nại, sai Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương lĩnh quân tiền đạo, vào trước đốt đồn thủy của ngụy. Lê Văn Duyệt, Vũ Di Nguy kế tiếp tiến đến. Dũng đốc các quân chống đánh, súng đạn như mưa, Di Nguy ngồi ở đầu thuyền rơi xuống nước chết, quân ta phần nhiều chết và bị thương. Văn Duyệt đốc chiến càng mạnh, nhân chiều gió tunga ra đốt hết thuyền của Tây Sơn, khói lửa đầy trời, Dũng chỉ một mình chạy được khỏi chết. Diệu đã mất thủy quân, lại đắp thêm lũy núi đất để bắn đối lại; trong thành dựng nhiều đồn sách để làm kế giữ lâu. Quân ta đánh hàng mấy tuần không thể lấy được. Thế Tổ ta bèn để bộ tướng Nguyễn Văn Thành ở lại giữ Thị Dã, cầm cự nhau với Diệu, mà tự đem quân thuyền đánh thẳng vào Phú Xuân. Mùa hạ, ngày mồng một tháng năm, vào cửa biển Tư Dung, ngụy Phò mã Nguyễn Văn Trị giữ núi Quy Sơn (tức là núi Linh Thái) dựng sách gỗ để chống cự. Quân tiền đạo đánh không được, Lê Văn Duyệt, Lê Chất đem hàng chục chiếc thuyền chiến vượt bờ cát, vào vụng Hà Trung đánh úp phía sau, chia quân nhổ sạch gỗ mà tiến lên. Trị sợ, quân tan vỡ chạy cả. Đại binh tiến đến Trừng Hà bắt dược Trị và ngụy Đô đốc là Phan Văn Sách, năm trăm quân phải đầu hàng, bèn tiến đến cửa sông Noãn Hải. Toản đem hết quân chống giữ. Quân ta nhân thế thắng tiến lên, quân của Toản trông thấy bóng gió tan vỡ trước, đại binh thẳng đến kinh đô.

Ngày mồng ba, Toản mang đồ báu chạy ra Bắc, vất bỏ sắc ấn của triều đình nước Thanh đã ban cho. Khi vừa ra khỏi cầu Phú Xuân vài dặm thì quân đều chạy tán ra bốn phía. Toản bèn cùng em là Thái tể Quang Thiệu, Nguyên súy Quang Khanh và bọn Đại tư mã Tứ, Đô đốc Trù cỡi ngự theo.hướng lũy Động Hải, ngày đêm ruổi đến. Ngày Đoan Ngọ (tức mồng 5 tháng 5) sang qua sông Gianh, quân ta đuổi theo không kịp. Đến Nghệ An, ở lại vài ngày, giấu việc ấy đi, không tuyên bố; lại đi ngựa trạm đến trấn Thanh Hóa, phi báo cho em là Quang Thùy đưa quân đến đón.

Quân ta đã lấy lại Kinh đô, sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất, Tống Viết Phước vào cứu viện thành Bình Định. Quân chưa đến nơi, gặp trong thành lương ăn hết, Lưu trấn là Võ Tánh, Hiệp trấn là Ngô Tòng Chu đều chết cả. Diệu và Dũng lại chiếm cứ thành, sai ngụy Đại đô đốc là Trương Phước Phượng, Tư khấu là Định (chép thiếu họ) đem quân dọ đường miền trên về cứu viện Phú Xuân. Phượng hết lương đi đến nguyên Tả trạch, đến chỗ quân ta xin hàng. Định xuống đồi cao đánh nhau, thua chạy, chết ở trong sách man. Hạ tuần tháng 5, Toản đến Bắc Thành, ở phủ đô của Quang Thùy. Khi ấy mưa mãi mấy tuần, ở trước sân nước sâu đến hơn một thước, hốt nhiên nước xuống đất sụt, chiều sâu chiều rộng hơn vài thước. Lầu ba tầng ở Nghệ An cũng vô cớ tự đổ, người đều cho là điềm không lành. Tháng ấy đổi ngụy hiệu là Bảo Hưng năm thứ I (1801), xuống chiếu chỉ nhận lỗi tự trách mình, úy lạo vỗ về quân dân các trấn. Cho Thị trung đại học sĩ là Ngô Nhậm làm Binh bộ Thượng thư, Hiệp biện đại học sĩ là Nguyễn Huy Lịch làm Lại bộ Thượng thư, Thị trung ngự sử là Phan Huy Ích làm Lễ bộ Thượng thư, còn các người khác phong cho đều có thứ bậc khác nhau. Đắp gỗ tròn ở ngoài cửa chợ Dừa, xây đền vuông ở hồ Tây, để đến ngày đông chí, hạ chí chia tế trời đất. Thân đến nhà Quốc tử giám khảo khóa học sinh, ai được ưu thì thưởng tiền cho. Sai bọn Nguyễn Đăng Sở sang nước Thanh dâng lễ cống hàng năm, và xin viện trợ. Khi ấy, ta sai Trịnh Hoài Đức đã đến Quảng Đông, nộp sắc ấn của ngụy Tây, vua Gia Khánh nhận lấy mà đuổi bọn Đăng Sở về. Tháng 8, Toản sai em là Quang Thùy kiểm điểm binh mã đến đóng đồn ở trấn Nghệ An. Tháng 11, Toản lưu Quang Thiệu, Quang Thanh ở lại giữ Bắc Thành, thân đốc quân lính đến trấn và lính Thanh, Nghệ cộng ba vạn người, tự làm tướng đem quân vào miền Nam. Vợ Quang Diệu là Bùi Thị Xuân cũng đem thuộc hạ 5.000 người đi theo. Tiết chế Thùy, Tổng quan Siêu (chép thiếu họ), xâm phạm lũy Trấn Ninh (túc là cửa ải Quảng Bình ngày nay); Tư lệ Tuyết, Đô đốc Nguyễn Văn Kiêm xâm phạm lũy Đâu Mâu; Thiếu úy Đặng Văn Bằng, Đô đốc Lực (chép thiếu họ) liên kết với thuyền giặc Tề Ngôi hơn 100 chiếc dàn ngang sang sông Gianh, binh thế ở ngoài biển rất đông, quân ta lui giữ Động Hải, ngày 30 tháng 12, Toản đem hết quân sang sông Gianh.

Thế Tổ ta thân di đánh, đóng lại ở Đông Hải, sai Phạm Văn Nhân, Đặng Trần Thường đem bộ binh, Nguyễn Văn Trương đem thủy binh; chia đường để chống cự. Năm Nhâm Tu mùa xuân tháng giêng ngày mồng một, quân của Quang Thùy tiến sát lũy Trấn Ninh, quân ta mở cửa lũy hết sức đánh, đánh lui , quân của Quang Thùy. Toản lại đem hết quân tiến sát đến lũy Đâu Mâu như kiến bò mà lên, quân ta bắn súng lớn và ném đá lớn xuống làm cho bị thương, chết rất nhiều, Toản sợ muốn rút quân. Thị Xuân nắm cương ngựa lại cố xin lại vẫy quân đốc thúc đánh từ sáng đến trưa chưa chịu lui. Chợt nghe thủy quân bị Nguyễn Văn Trương đánh thua, mới sợ mà tản chạy cả.

Ngày mồng 2, Toản chạy đến Động Cao kíp sang qua sông Gianh chạy ra miền Bắc, những người đi theo không còn được một hai phần mười. 50 chiếc thuyền lương và quân nhu khí giới đều bị quân ta lấy được. Quang Thùy đến sông Gianh bị quân ta ngăn trở không sang được, bèn theo đường núi đi tắt, hơn một tuần mới đến Nghệ An, gặp Toản, lại chạy ra Bắc Thành.

Chiến dịch này, Toản đem quân cả nước đến đánh, một trận bị thua, không thể ngóc đầu dậy được. Từ đấy thần khí mất đi, duy ở trong thành tập bắn và ngâm thơ mà thôi. Diệu và Dũng ở Bình Định nghe thấy tin ấy bèn đốc suất bọn lũ là bọn Từ Văn Chiêu, Nguyễn Văn Mân, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Văn Điểm, Lê Công Hưng đem 3.000 binh đinh, 80 thớt voi chiến, theo đường miền trên vào Ai Lao, để mưu ra Nghệ An. Khi ấy, quân ta đã sang qua sông Gianh, tiến lấy được đồn Tam Hiệu ở châu Bố Chính; thủy quân của Nguyễn Văn Trương đến cửa biển Đầu Nhai đánh phá bảo Quân Mộc; bộ quân của Lê Văn Duyệt, Lê Chất đến sông Thanh Long cướp kho Kỳ Lân; Trấn thủ Nghệ An của ngụy là Nguyễn Văn Thận, Hiệp trấn là Nguyễn Triêm, Thủy quân thống lĩnh là Đại Thiếu úy là Đăng bỏ thành chạy đến đồn Tiên Lý (tức là phủ thành Diễn Châu ngày nay). Triêm tự thắt cổ chết, Thận chạy đến Thanh Hóa, đại binh đã lấy được Nghệ An, đặt quan lại để trị, Quang Diệu từ Quy Hợp xuống Hương Sơn, nghe thấy Nghệ An đã phá, bèn qua Thanh Chương sang sông Thanh Long, nhưng người đi theo dần dần tản đi cả. Diệu và vợ là Thị Xuân đều bị quan quân bắt sống ược; Văn Dũng cũng bị thổ dân Nông Cống bắt giải. Đại binh đến Thanh Hóa, ngụy Đốc trấn là Quang Bàn và Thận cùng Đằng đều xin hàng. Quân ta nhân thế thắng tiến lên không ai dám chống cự cả.

Ngày 16 tháng 6, Quang Toản tự liệu thế không chống được cùng em là Quang Thùy, Quang Thiệu và bọn Tư mã Nguyễn Văn Dụng, Nguyễn Văn Tứ, Đô đốc Tứ sang qua sông Nhị Hà chạy lên miền Bắc, chạy đến Xương Giang, đêm ngủ trọ lại, dân thôn mưu bắt. Quang Thùy tự thắt cổ chết, Toản bị dân huyện Phượng Nhãn (tên Chích Thiêm) bắt được, đóng cũi đưa đến Bắc Thành.

Ngày 23, vừa vào thành Thăng Long, quan lại văn vũ các trấn tranh nhau đến trước chỗ đóng quân đầu thú. Mùa đông năm ấy vua về Kinh cáo tế ở Miếu dũng, những tù bắt được, đem hết phép để trừng trị, đào phá mộ Nhạc, mộ Huệ đem hài cốt vất đi, giam đầu lâu ở nhà ngục, đổi ấp Tây Sơn gọi là ấp An Tây.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) bắt được con Nhạc là Văn Đức, Văn Lương, cháu là Văn Đâu (con Văn Đức) đều đem chém ngang lưng. Bấy giờ dòng giống Tây Sơn không còn sót một người nào nữa.

Kính xét: Anh em Tây Sơn chia ra cai trị không cùng thông thuộc với nhau. Ngụy Nhạc nổi lên từ năm Mậu Tuất (1778) đến năm Quý Sửu thì hết (cộng 16 năm). Ngụy Huệ nổi lên từ năm Mậu Thân (1788) đến năm Nhâm Tý thì hết (cộng 5 năm), Ngụy Toản nổi lên năm Quý Sửu (1793) đến năm Nhâm Tuất (1802) thì hết (cộng 10 năm), thông tính cộng 25 năm; nhưng từ năm Kỷ Dậu nhà Lê mất, Huệ mới chiếm cứ được nước, tính từ năm ấy đến năm Canh Tuất Quang Toản bị bắt, chỉ có 14 năm thôi.

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *