Vệ thành Athens vẫn đứng vững sau 2500 năm dù trải qua bấy nhiêu sóng gió

Dựa trên các cuộc nghiên cứu của mình, họ đã đi đến kết luận rằng các tòa nhà này đã được thiết kế đặc biệt để chống động đất.

Xuyên suốt 2.500 năm lịch sử, tàn tích Vệ thành cổ đại ở Hy Lạp đã chống chọi vững vàng sau nhiều trận động đất, trong khi các công trình hiện đại khác đã phải gục ngã. Điều gì tạo nên kỳ tích này? Các chuyên gia hiện đã đi đến kết luận rằng đây chính là thành quả của một trình độ xây dựng tài tình của các kỹ sư thời cổ đại.

Kyriazis Pitilakis, Giáo sư khoa kỹ thuật dân dụng thuộc trường Đại học Aristotle ở Thessaloniki đã trao đổi với trang tin tức Greek Reporter, “Đây là một công trình đáng kinh ngạc, sử dụng các giải pháp tài tình cho các vấn đề kỹ thuật và xây dựng không thể giải quyết”.


Vệ thành Athens, quan sát từ ngọn đồi Philopappou. (Ảnh: Savin/Wikimedia Commons).

Các nhà khoa học và kỹ sư, cảm thấy khó hiểu trước cách thức các tòa nhà cổ đại có thể tồn tại sau rất nhiều trận động đất tại địa phương, đã triển khai phân tích vệ thành Athens cùng công trình đền thờ Parthenon nổi tiếng tọa lạc trên đỉnh. Dựa trên các cuộc nghiên cứu của mình, họ đã đi đến kết luận rằng các tòa nhà này đã được thiết kế đặc biệt để chống động đất.

Trong một hội thảo về “Các can thiệp đương đại trong các di tích của Vệ thành Athens” được tổ chức bởi Khoa Kỹ thuật Dân dụng, GS Pitilakis cho biết: “Các cột trụ mô-đun, ngoài việc được chế tạo để có thể được lắp ghép và vận chuyển dễ dàng, cũng được thiết kế để tích hợp các tính năng chống động đất”. Thực vậy, các cột trụ này đã được xây dựng để chống chọi với các trận động đất.


Erechtheum, đền thờ Hy Lạp cổ đại tại Vệ thành Athens. Đây là đền thờ thần Poseidon và Athena. (Ảnh: Juan Manuel Caicedo/Flickr).

Dường như các kỹ sư cổ đại đã biết cách khiến công trình của họ trường tồn, và đây là một phần lý do tại sao chúng ta vẫn có thể nhìn thấy chúng đứng sừng sững tại Athens ngày nay.

Vệ thành Athens, được mệnh danh là “công trình ưu việt” trong danh sách di sản thế giới tại châu Âu, là một tòa thành cổ trải dài với nhiều công trình, trong đó có đền thờ nổi tiếng Parthenon. Bằng chứng cho thấy di chỉ này đã được định cư từ thiên niên kỷ 4 TCN, và nó đã phải chịu nhiều hư hại do chiến tranh và lửa đốt trong quãng lịch sử lâu dài của mình. Điều tuyệt vời là, đền Parthenon từng được sử dụng để lưu trữ thuốc súng, và một phát đại bác đã gây ra một vụ nổ phá hủy nghiêm trọng công trình này vào năm 1687.


Đền thờ Parthenon về đêm. (Ảnh: Andreas Kontokanis/Flickr).

GS Pitilakis đã giải thích tầm quan trọng của di chỉ lịch sử trường tồn này ở Athens, khi nói rằng: “Đền Parthenon kết tinh tất cả những gì của Hy Lạp và tất cả những gì đất nước này đã cống hiến cho thế giới phương Tây theo một cách thức tốt nhất. Ngôi đền đứng sừng sững như một biểu tượng của nền văn hóa Châu Âu, một biểu tượng cho các nguyên tắc của chuẩn mực, của nghệ thuật, của công nghệ và của khả năng con người. Đó là bởi vì bên cạnh việc là một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ cao nhất, đền thờ này cũng là một kỳ quan của kỹ thuật cơ khí”.

Năm 1964, chính phủ Hy Lạp đã bắt đầu triển khai các nỗ lực trùng tu Vệ thành, và nhiều nhóm các nhà khảo cổ học, hóa học, kiến trúc sư, kỹ sư dân dụng đã phối hợp để bảo tồn biểu tượng văn hóa và lịch sử quan trọng này.


Quang canh Vệ thành nhìn từ Areopagus. (Ảnh: Wikimedia).

Hội đồng Văn hóa Thế giới (World Cultural Council) đã đề cập đến công tác trùng tu đoạt giải của Tổ chức Bảo tồn Vệ thành Athens ở Hy Lạp, khi nói: “Hầu hết các viên đá cẩm thạch bắt nguồn từ các hòn đảo ở Hy Lạp, nơi có một truyền thống chế tác đá cẩm thạch lâu đời, họ hiện đang kế thừa sự nghiệp của cha ông, sử dụng các phương pháp và công cụ tương đồng, không phải để tạo ra [cái gì mới], mà là để lưu giữ một kiệt tác không chỉ thuộc về người dân Hy Lạp mà còn của toàn nhân loại”.

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *