Sự kiện 28/2 – Góc nhìn kinh tế và cuộc giải phóng thuộc địa Đài Loan
Quan điểm này cũng có xu hướng xem vấn đề Đài Loan chỉ ở bề nổi.Không cung cấp một sự hiểu biết toàn diện và đều bỏ qua các khía cạnh cơ bản của phong trào giải phóng thuộc địa của Đài Loan.
Vào ngày 28 tháng 2 năm 1947, một cuộc nổi dậy tại Đài Bắc đã nhanh chóng lan rộng khắp đảo quốc và đưa đến một quá trình giải phóng thuộc địa đầy khó khăn và thử thách không chỉ cho Đài Loan mà còn cho chính trường quốc tế. Tuyên bố Potsdam được ký kết bởi phe Liên minh hai năm trước nhằm đảm bảo chế độ bảo hộ của Nhật Bản với Đài Loan hoàn toàn chấm dứt. Sau đó, ngày 25 tháng 10 năm 1945 trở thành ngày chính thức khi Đài Loan được nhượng lại cho Trung Hoa Dân Quốc tuy nhiên ngày kỷ niệm này đã trở thành một ngày lễ đầy bạo lực và đẫm máu chí mười sáu tháng sau đó. Vấn đề được đây ra là tại sao chuyển giao quyền lực từ tay đế quốc Nhật Bản về phe Trung Hoa Dân Quốc không được thành công? Để cố gắng hiểu được thời kỳ hỗn loạn này trong lịch sử Đài Loan, bài viết sẽ phân tích theo góc nhìn kinh tế. Mâu thuẫn giữa dân Đài Loan bản xứ và thành phần dân Trung Hoa di cư từ đại lục đã dấy lên một cuộc đối thoại liên quan đến sự độc lập của đảo quốc, xuất phát chủ yếu từ những thảm họa kinh tế thay vì là các vấn đề chính trị. Hơn nữa, yếu tố kinh tế gây ra cuộc xung đột này không có nguyên nhân hay nguồn gốc rõ ràng. Thay vào đó, nó là một sự kết hợp của ba yếu tố – tầm nhìn ngắn hạn của Đế quốc Nhật Bản, quản lý kém hiệu quả của Trung Hoa Dân Quốc và bối cảnh thời hậu chiến – đã dẫn đến sự cố 28 tháng 2 và thay đổi lịch sử Đài Loan trên ba phương diện: kinh tế, chính trị và xã hội.
Lịch Sử Đài Loan
Dân số Đài Loan được cấu thành từ dân tộc Hán di cừ từ đại lục đến đảo quốc vào thế kỷ XVII. Vào thời điểm này, Đài Loan vẫnbị Hà Lan chiếm đóng, dưới sự quản lý của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Tuy nhiên, những cư dân đầu tiên của hòn đảo này là những bộ tộc thổ dân có nguồn gốc từ Đông Nam Á (Phillips 2003: 4). Từ năm 1624 đến năm 1662, trong khi đó Trung Quốc đại lục đang gặp phải tình trạng hỗn loạn của sự biến đổi triều đại từ Minh sang Thanh, dân số người Hán ở Đài Loan tăng gấp bốn lần khi người Hán trốn chạy khỏi đại lục (Ho 1978: 9). Đài Loan đã trở thành một quận của tỉnh Phúc Kiến dưới thời Thanh vào năm 1684 và chính thức được xem là một tỉnh vào năm 1885 (Phillips 3). Từ đây, Đài Loan chính thức trở thành thuộc địa của các nước ngoại bang cho đến thế kỷ XX.
Năm 1895, Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật Bản mãi cho đến 1945, khi đảo quốc được nhượng lại cho Trung Hoa Dân Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ II. Do đó, người Đài Loan đã bị đô hộ bởi ba chính quyền trung ương khác nhau trong suốt bề dài lịch sử – Đế quốc Mãn Thanh, chế độ thuộc địa Nhật Bản, và Trung Hoa Dân Quốc – và tất cả các chế độ này luôn kiểm soát đảo quốc chặt chẽ và từ xa. Nói tóm lại, dân số Đài Loan không bao giờ có quyền tự quản hay độc lập hoàn toàn. Và trớ trêu thay, sự trỗi dậy của các phong trào giải phóng thuộc địa đã làm rung chuyển các đế quốc trên thế giới vào thế kỷ 20 nhưng không đã không giải phóng cho Đài Loan khi và chỉ khi sự kiện 28 tháng 2 bùng nổ.
Thời Kỷ Nhật Bản Đô Hộ
Thời kỳ Nhật Bản đô hộ là thời kỳ nền kinh tế Đài Loan có những phát triển vượt bậc. Samuel Ho, nhà kinh tế học, giải thích rằng sự chiếm đóng đã góp phần chuyển đổi Đài Loan từ một tỉnh bị bỏ quên của Trung Quốc sang một đảo quốc có vị thế chiến lược cho kế hoạch mở rộng thuộc địa của Nhật Bản ở các nước Đông Nam Á cũng như biến hòn đảo này từ một nền kinh tế khép kín sang một nền kinh tế thị trường (Ho 25). Bắt đầu thời kỳ thuộc địa, Đài Loan hầu như không có bất kỳ thành tựu nào về một nền công nghiệp hiện đại nhưng đã thay đổi nhanh chóng sau đó. Nông nghiệp là nền kinh tế chủ đạo trong suốt thời kỳ thực dân vì Đế quốc Nhật Bản cần lúa gạo cung cấp cho quân đội Hoàng gia khi đi xâm chiếm Trung Quốc và các nước trong cùng khu vực. Tuy thế, theo thời gian, ngành công nghiệp sản xuất và cơ sở hạ tầng hiện đại đã hình thành và đóng vai trò quan trọng cho việc thúc đẩy kinh tế.
Bắt đầu từ năm 1898, người Nhật đã cải thiện đáng kể hệ thống vệ sinh và cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho Đài Loan. Chẳng hạn, năm 1904, Thống đốc Kodama Gentara tự hào vì đảo quốc đã có 180 bác sỹ được đào tạo từ Tây phương (Phillips 18). Các trường tiểu học và kỹ thuật trở nên phổ biến rộng rãi với toàn dân, và từ đó tạo ra một nền tảng bền vững cho sự tăng trưởng kinh tế những năm về sau. Đế quốc Nhật cũng thống nhất hệ thống đo lường và tiền tệ, tạo ra các cơ sở bưu chính, ngân hàng và điện báo, xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm cảng biển, đường sắt, và các nhà máy điện, cuối cùng là phát triển ngành công nghiệp đường mía, nhôm, xi măng, sắt, hóa chất, hàng dệt và gỗ (Phillips 18). Khi so sánh tình hình kinh tế với các thuộc địa khác của Nhật và Pháp, nhà kinh tế Bruce Cumings cho rằng Đài Loan đang phát triển theomột mô hình kinh tế xuất khẩu (export-led development) (Cumings 2004: 279). Cumings mô tả Nhật Bản quản lý Đài Loan theo hướng hiện đại hóa thay vì thuộc địa hóa hay bóc lột. Những năm 1930 và 1940, thậm chí so sánh với thời kỳ kinh tế vàng son của Đài Loan trong những năm 1960 và 1970, thì đó là giai đoạn tiến bộ nhất về mọi thứ, bao gồm cơ sở vật của Đài Loan vì Nhật Bản đã truyền dạy đảo quốc làm thế nào để xuất khẩu và bảo vệ thị trường trong nước (Cumings 287).
Theo lời của Samuel Ho, khi trở thành thuộc địa của Nhật Bản, Đài Loan “đã trao đổi tự do chính trị để đổi lấy ổn định và tiến bộ về kinh tế” (Ho 101). Mục đích của chính quyền thuộc địa Nhật Bản là không những phát triển kinh tế mà còn nhằm kiểm soát nguồn lực kinh tế. Chính phủ đã ban hành các quy định nghiêm ngặt đối với nền kinh tế Đài Loan, khuyến khích tập trung phát triển các thành phần doanh nghiệp và đảm bảo rằng thành phần này phải sở hữu bởi các quan chức Nhật Bản. Chẳng hạn, Hiệp hội Nông dân, được thành lập vào năm 1900, bởi địa chủ, đã nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của chính phủ. Vào những năm 1920, người Nhật sử dụng Hiệp hội Nông dân để đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến ứng dụng vào nông nghiệp Đài Loan, đồng thời duy trì cố phần của trung ương trọng ngành nông nghiệp đầy tiềm năng (Ho 53).
Chính phủ Nhật cũng khuyến khích dân Nhật di cư đến đảo quốc, và áp dụng các luật lệ phân biệt đối xử để hạn chế quyền tự do với dân Đài Loan (Ho 80). Thực dân Nhật thống trị nền kinh tế thông qua việc độc quyền các ngành chủ đạo do nhà nước chỉ định. Và những mục tiêu của Nhật Bản trên Đài Loan khác xa với các thuộc địa của đế quốc châu Âu. Quốc đảo này đã trở thành nguồn tài nguyên dồi dào, lao động giá rẻ và trở thành nền tảng quan trọng để hỗ trợ kinh tế Đế quốc Nhật (Phillips 19). Chính sách của chính phủ thực dân, bao gồm hàng rào thuế quan để thúc đẩy xuất khẩu đối với hàng nhập khẩu và mang lại sự thịnh vượng Đế quốc. Trên thực tế, trong thời gian Nhật Bản cai trị, khoảng 85 phần trăm xuất khẩu của Đài Loan thường dùng để cung cấp chính cho các thành phố và tỉnh của Nhật Bản (Phillips 19).
Do đó, sử gia Steven Phillips gọi chế độ cai trị của Nhật Bản là “chế độ chủ quyền tiến bộ” thúc đẩy sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế Đài Loan, nhưng vẫn tiếp tục đàn áp các thành phần đối lập và duy trì quyền lực tuyệt đối của Đế quốc (Phillips 17). Tương tự, Samuel Ho giải thích rằng vấn đề nghiêm trọng nhất mà thực dân Nhật đã làm là ngăn cản sự phát triển của tầng lớp doanh nhân-tư bản Đài Loan. Kết quả, một nhân tố quan trọng để giữ vững sự tăng trưởng kinh tế bền vững đã không tồn tại trong thành phần các tầng lớp Đài Loan, và nếu Nhật Bản bất ngờ quyết định rút khỏi Đài Loan, kinh tế đảo quốc sẽ phải sụp đổ (Ho 102). Điều này cuối cùng đã xảy ra vào năm 1945 khi các nhà doanh nghiệp và các nhà tư bản Nhật Bản nhanh chóng hồi hương, sau khi Nhật thất bại trong chiến tranh. Người Nhật đã không có chuyển tiếp sức mạnh kinh tế hay chính trị cho người dân Đài Loan, và do đó khi người Nhật rời đi, sự thịnh vượng và nguồn tài chính ở đảo quốc cũng dần tan rã.
Vai trò của tàn dư của chủ nghĩa thực dân Nhật Bản trong sự sụp đổ của nền kinh tế Đài Loan được thể hiện một cách ngắn gọn bởi Trần Nghi (Chen Yi), Thủ Hiến Đài Loan trong sự kiện ngày 28 tháng 2. Vào ngày 31 tháng 12 năm 1946, chỉ hai tháng trước khi xảy ra cuộc nổi dậy, Trần đã phát biểu trên đài phát thanh với những đánh giá về thành tựu của năm trước và đưa ra các mục tiêu cho năm mới. Ông thừa nhận sự cần thiết khi phải “tái thiết kinh tế và tâm lý” Đài Loan và đổ lỗi các vấn đề hiện nay của đảo quốc do chính sách tàn bạo của Đế quốc Nhật. Trần Nghị tiếp tục mô tả kế hoạch tái thiết kinh tế năm năm, tuyên bố năm 1947 là “Năm sản xuất” cho Đài Loan (Yi 1991: 201). Thủ Hiến giải thích rằng sự cầm quyền của Trung Hoa Dân Quốc sẽ thiết lập bình đẳng xã hội và cho phép người Đài Loan vào các vị trí của chính phủ, và giải thích chính sách kinh tế của người Trung Quốc phải khác với chính sách của Nhật Bản-“chỉ nhằm mục đích cướp lợi nhuận từ nhân dân để hỗ trợ cho sự xâm lược của Đế Quốc Nhật Bản” (Yo 203-204).
Trước hết, luận bàn về tình hình xã hội ở Đài Loan trước sự kiện ngày 28 tháng 2. Thủ Hiến xác định mục tiêu ưu tiên của chính phủ là phải giải quyết nền kinh tế trì trệ. Dân số Đài Loan rõ ràng đang bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thời hậu chiến, và Trần Nghi nắm được điều này. Tuy nhiên, Trần cho rằng những tai hoạ kinh tế hiện tại phải đi đôi với những tàn tích còn sót lại của chế độ Nhật Bản. Mặc dù phần lớn bài phát biểu của Trần chỉ là sự tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc nhưng chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã không còn áp bức Đài Loan so với Nhật Bản. Thất bại nặng nề về kinh tế ở Đài Loan sau Thế chiến II không chỉ do sự quản lý kém hiệu quả của Trung Quốc. Đô hộ của Nhật Bản và Trung Quốc tại Đài Loan đa phần chỉ là sự bóc lột, và thất bại của Nhật Bản trong việc chuẩn bị cho nền kinh tế Đài Loan có thể tự chủ sau này đóng một vai trò lớn trong cuộc khủng hoảng tài chính sau này. Quan điểm của Thủ Hiến, mặc dù rất thiên vị và có phần gây hiểu nhầm, đã truyền đạt một nguyên nhân quan trọng của cuộc nổi dậy.
Hệ Thống Quản Lý Yếu Kém của Trung Hoa Dân Quốc
Trên tổng thể, cấu trúc của nền kinh tế Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan không khác gì so với cách điều hành của Nhật Bản. Chính quyền Quốc Dân Đảng tiếp tục áp dụng di sản Nhật Bản trong việc kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước với nền kinh tế. Hệ thống “chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa nhà nước cần thiết” của Thủ Hiến Trần Nghi bao gồm các điều lệ độc quyền với gần như toàn bộ các tập đoàn ở Đài Loan (Kerr 1965: 125). Hơn nữa, cũng giống như người Nhật, quan chức Quốc Dân Đảng duy trì quyền kiểm soát các văn phòng chính phủ tối cao và cơ quan kinh tế tư vấn. Do đó, không phải là dân Đài Loan quản lý nền kinh tế mà là những người lợi dụng thời cơ và bóc lột di cư từ đại lục để thừa hưởng những di sản mà người Nhật để lại (Cumings 290).
Cuối cùng, sự khác biệt duy nhất giữa cấu trúc kinh tế của Đài Loan trước và sau ngày trở về với Trung Quốc là các giá trị và nguyên tắc của chính phủ trung ương. Nhật Bản cai trị Đài Loan như là một thuộc địa nhằm hỗ trợ sự phát triển của Đế quốc Nhật Bản. Ngược lại, ý thức hệ của Quốc Dân Đảng được đưa ra dựa vào thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nhấn mạnh đến sự thống nhất và chủ nghĩa dân tộc của nhân dân Trung Hoa. Trong việc quản lý Đài Loan, người Trung Quốc gọi Đài Loan là người anh em và áp dụng hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bằng cách ưu đãi nguồn vốn quốc gia cho các công ty tư nhân (Phillips 65). Thủ Hiến Trần Nghi đã nghiêm túc xem xét các chính sách kinh tế của Tôn Trung Sơn, để biện minh cho sự can thiệp của chính quyền trong tất cả các hoạt động kinh tế ở đảo quốc (Lai et al 1991: 84). Trần tuyên bố rằng mục đích của kế hoạch kinh tế là tạo ra phúc lợi cho nhân dân, và đến cuối năm 1946, chính quyền của Quốc Dân Đảngđã kiểm soát các hoạt động kinh tế càng chặt chẽ hơn so với chế độ thuộc địa của Nhật Bản (Lai et al 87).
Tuy chính sách kinh tế của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan không khác nhiều so với thời kỳ đô hộ của Đế quốc Nhật Bản nhưng kinh tế của Đài Loan dưới sự kiểm soát của Quốc Dân Đảng lại là một thảm họa. Năm 1946 là một trong những năm mà nền kinh tế Đài Loan giảm mạnh khi lạm phát tăng đều, sản xuất giảm và tỷ lệ thất nghiệp trở thành nghiêm trọng (Kerr 127). Năm 1939, Đài Loan sản xuất hơn 1,400,000 tấn đường; ngược lại, vào năm 1947, vụ mùa đầu tiên dưới sự quản lý của người Trung Quốc chỉ mang lại 30,000 tấn, tương đương với số lượng đã được sản xuất vào năm 1895 trước khi Nhật Bản đầu tư phát triển ngành mía đường (Kerr 109). Ngành công nghiệp sản xuất trước chiến tranh đã mướn từ 40,000 đến 50,000 người Đài Loan ; 14 tháng sau khi Nhật đầu hàng, chưa đầy 5,000 người Đài Loan được tuyển dụng (Kerr 141). Chi phí thực phẩm, vật liệu xây dựng và phân hoá học tăng nhanh, và đời sống công nhân Đài Loan không được đáp ứng khi chi phí sinh hoạt gia tăng ngày càng mắc mỏ ở các thành phố lớn. Kết quả là nhiều người đã phải trở về quê hương của họ ở nông thôn, và tầng lớp trung lưu xứ Đài Loan đã bắt đầu biến mất (Kerr 141). Ngay cả chế độ sức khoẻ cộng đồng cũng bị ảnh hưởng. Vào giữa năm 1946, bốn ca bệnh dịch hạch đã được phát hiện, và vào mùa hè, bệnh tả tiếp tục xuất hiện trên đảo quốc, một căn bệnh đã bị tiêu trừ từ năm 1919 (Kerr 179).
Tuy nhiên, nếu chính sách kinh tế ở Đài Loan không thay đổi nhiều sau khi chuyển giao quyền lực vào năm 1945, vậy thì đâu là sai lầm của Trung Hoa Dân Quốcđể gây ra suy thoái kinh tế trầm trọng này? Tham nhũng của chính quyền Quốc Dân Đảng ở Đài Loan là nguyên nhân chính thứ hai cho sự sụp đổ của nền kinh tế Đài Loan. George Kerr, nhà ngoại giao Mỹ cho rằng quyền sở hữu và quản lý của Nhật Bản đã bị“thay thế bởi cách quản lý không hiệu quả của Trung Quốc”(Kerr 125). Hối lộ trở nên phổ biến giữa các quan chức Quốc Dân, và bởi vì cơ cấu chính trị và kinh tế, dân số Đài Loan không thể khôi phục lại các ngành công nghiệp nhỏ và doanh nghiệp thương mại của riêng đảo quốc. Chính quyền đại lục nắm quyền cấp phép, kiểm soát vận tải và sử dụng vốn và các nguồn tín dụng (Kerr 140). Người Đài Loan bị áp đảo bởi ba bộ máy quan liêu của chính phủ, bao gồm Ủy ban Tài chính, Sở Giao thông và Vận tải và Văn phòng Thương mại Đài Loan (Kerr 141).
Quốc dân Đài Loan ngày càng tỏ ra khinh thường đối với tầng lớp cầm quyền của Trung Hoa Dân Quốc khi tỷ lệ tham nhũng ngày càng tăng lên với luật pháp ngày càng lỏng lẻo so với khi Nhật Bản đô hộ. Quốc Dân Đảng ở tất cả các cấp có thẩm quyền chỉ bỏ phiếu có lợi cho họ, nhất là về tiền lương, tiền thưởng và quyền lực (Kerr 127). Sự phân tầng giữa giàu và nghèo ngày càng lan rộng trong xã hội Đài Loan. Đàn ông và phụ nữ đến từ Thượng Hải đã đặt những tiêu chuẩn sang trọng chưa từng thấy ở quốc đảo, trong khi đó, những người bán hàng rong và những kẻ ăn xin trở thành một cảnh phổ biến (Kerr 141). Người Đài Loan thường châm chọc về cuộc Khảo sát quan chức, thường lên quan đến năm điều mà các quan chức thường khảo sát và khao khát: vàng, xe ô tô, chức vụ, nhà cửa và phụ nữ (Kerr 67). Họ nhạo báng Thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, vì hình của Tôn được khắc họa trên các tờ tiền tiền mà rất nhiều quan chức hay đòi hối lộ (Kerr 74). Do sự tham nhũng của chính phủ, sự thù địch giữa người Đài Loan và các quan chứcđến từ Trung Quốc đại lục đã trở nên trầm trọng hơn.
Đồng thời, quân đội Quốc Dân Đảng liên tục cướp bóc trên khắp đường phố và ngoại ô. Dân chúng Đài Loan bản địa tỏ ra khinh miệt và xem thường tầng lớp quân đội vô kỷ luận cũng giống như các quan chức chính phủ. Khi dân chúng đại lục di cư ồ ạt sang đảo quốc, họ đã ngang nhiên cướp phá các tòa nhà bị hư hỏng do chiến tranh và tài sản không có ai bảo vệ (Kerr 98). Người Đài Loan từng gọi người Nhật là “bọn cẩu”, và nay gọi người Trung Quốc đại lục là loài lợn tham lam và không văn hóa. Người Đài Loan hay phàn nàn rằng tất cả các con tàu hàng hoá mà họ xuất khẩu thì chỉ nhận được một phần lợi nhuận cùng với bọn người đại lục tham lam và nhan hiểm (Kerr 128). George Kerr cung cấp vô số giai thoại về những hành động tàn bạo của người đại lục với dân số Đài. Tuy nhiên, những gì trở nên rõ ràng từ những câu chuyện này không chỉ là sự thoái hóa về xã hội và chính trị ở Đài Loan mà còn là vấn đề tham nhũng trầm trọngở tầng lớp cầm quyền. Người Trung Quốc đại lục ở chức vụ cao hay quân đội cấp thấp đã liên tục phá hoại và vắt kiệt nền kinh tế tiềm năng của Đài Loan thông qua việc lãnh đạo quan liêu và quản lý không hiệu quả.
Tướng Albert Wedemeyer, chỉ huy quân đội Hoa Kỳ từng phục vụ ở Châu Á trong Thế chiến II, đã chỉ trách về quy tắc sai lầm của Trung Hoa Dân Quốc sau sự cố ngày 28 tháng 2. Vào ngày 17 tháng 8 năm 1947, ông đã báo cáo với Ngoại trưởng George Marshall về tình trạng khi Quốc Dân Đảng cai trị Đài Loan, và nhấn mạnh rằng những người Trung Quốc đại lục đã tàn phá về kinh tế và gây ra sự hỗn loạn chính trị đã dẫn đến Sự kiện ngày 28 tháng 2. Ông giải thích như sau:
Chính phủ Trung ương của Trung Hoa Dân Quốc đã mất một cơ hội tốt để chỉ ra cho nhân dân Trung Quốc và thế giới về tiềm lực của đất nướcvềtính trung thực và hiệu quả.TrầnNghi và tay sai đả tàn nhẫn đàn áp, liên tục tham nhũng, và tham lam vơ vét lên những người dân Đài thân thiện. [Người Đài Loan] lo sợ rằng Chính phủ Trung ương liên tục vắt kiệt Formosa để hỗ trợ tài chính cho Nam Kinh khỏi bị chao đảo và tham nhũng và tôi nghĩ nỗi sợ hãi của Tưởng Giới Thạch là có cơ sở (Wedemeyer 1949: 309).
Ngoài ra, trong bản báo cáo của Wedemeyer, ông còn đề cập đến sự trù phú về tài nguyên thiên nhiên trên quốc đảo và những ký lục ấn tượng trước đây về nguồn sản xuất thương mại của Đài Loan.
Quan điểm của Wedemeyer trong báo cáo của ông có hai tầng ý nghĩa. Thứ nhất, ông mô tả rằng dân số Đài Loan không cảm thấy áp lục vì thiếu độc lập dưới sự cai trị của Nhật Bản, mà chủ yếu là vì sự tàn phá về kinh tế đã gây cản trở cho đất nước họ từ những người đại lục. Sau sự kiện 28 tháng 2, Wedemeyer giải thích mối quan tâm chính ở Đài Loan là về kinh tế hơn là chính trị. Thứ hai, ông cho rằng sự bất ổn của Đài Loan dấy động thế giới là kết quả trực tiếp của việc quản lý yếu kém và không hiệu quả của lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Ông chỉ ra tiềm năng kinh tế của Đài Loan như là một quốc gia và tố cáo những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đã lãng phí tiềm lực đó.
Một quan điểm khác từ Hoa Kỳ về những rắc rối của Đài Loan được cung cấp trong một bài báo đăng trên New York Times ngày 4 tháng 3 năm 1947, có tựa đề “Cuộc nổi dậy Formosa bởi những lời hứa hảo huyền của Thủ hiến Trung Hoa Dân Quốc”. Qua bài viết, Tillman Durdin mô tả tình hình căng thẳng ở Đài Loan trong những tuần lễ sau sự cố 28 tháng 2 và chứng minh bảng báo cáo của Wedemeyer. Durdin cố gắng cung cấp thông tin về tình hình còn chưa rõ ràng ở Đài Loan, và đề cập tới 32 yêu cầu và lời hứa của Thủ hiếnTrần Nghi về việc tổ chức một chính quyền của quân sự-dân sự để điều tra các nguyên nhân gây ra cuộc đụng độ ngày 28 tháng 2 (Durdin 1947). Sau đó, Trần trấn an người Mỹ rằng cuộc nổi dậy của người Đài Loan có thể được giải quyết nhanh gọn vì để người Mỹ tiếp tục viện trợ cho Trung Hoa Dân Quốc thông qua Cơ quan Cứu trợ và Phục hồi của Tổ chức Liên Hợp Quốc (UNRRA). Trần giải thích những những lo sợ này không có căn cứ, cuộc nổi dậy không có động cơ chống lại người nước ngoài. Thay vào đó, cuộc nổi dậy chỉ là do tham nhũng kinh tế của chính quyền địa phương ở Đài Loan:
Nguồn cung cấp tin đáng tin cậy cho biết cuộc nổi dậy diễn ra khi các nhà cầm quyền đang kiểm soát nền kinh tế, tìm kiếm nhập lậu thuốc lá.[Người Đài Loan] đã cho rằng chính quyền Trung Quốc là ‘một bộ máy quan liêu và tham nhũng’ đã hủy hoạisự thịnh vượng trước đây với sự kiểm soát độc quyền về công nghiệp và thương mại (Durdin 1947).
Giống quan điểm của Tướng Wedemeyer trong báo cáo của Nhà Trắng, phân tích của Durdin về tình hình Đài Loan cho thấy hai điều quan trọng liên quan đến cuộc nổi dậy. Thứ nhất, động cơ ban đầu của cuộc nổi dậy là không hoàn toàn là về hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Đối với quá trình giải phóng thuộc địa, độc lập về chính trị và xã hội yếu kém là những lý do chính đưa đến cuộc nổi dậy. Thứ hai, sau sự việc ngày 28 tháng 2, Durdin chắc chắn rằng sự phiền toái về kinh tế – ít nhất là thông qua quan điểm của người Đài Loan – như là một kết quả tức thời của nạn tham nhũng của những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc.
Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng và “công bằng” đối với chính quyền Quốc Dân Đảng, cả Tướng Wedemeyer và Durdin đều hiểu rõ tình hình ở Đài Loan sau cuộc nổi dậy vốn là chuyện bình thường giữa các sử gia trong quá khứ và hiện tại. Cụ thể, họ nhìn thấy nguyên nhân chính của những tai ương về kinh tế Đài Loan, và do đó là sự cố 28 tháng 2, như là kết quả của những sai lầm của Chính phủ Trung Hoa. Mặc dù những quan điểm này đã cách ly khỏi cuộc xung đột, quan điểm này được đưa ra gần với sự kiện tháng 2. Quan điểm này rất quan trọng để hiểu được nguyên nhân và ảnh hưởng của Sự kiện này. Sự quản lý kém hiệu quả của Quốc Dân Đảng không phải là nguyên nhân duy nhất của cuộc nổi dậy, nhưng nó chắc chắn là một yếu tố quan trọng.
Hoàn Cảnh Đài Loan sau Thế Chiến Thứ Hai
Nguyên nhân thứ ba của suy thoái kinh tế ở Đài Loan có thể là do bối cảnh kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ II. Theo một nghĩa nào đó, yếu tố này đã những ảnh hưởng về kinh tế của sự kiện ngày 28 tháng 2. Sự cố này là không thể tránh khỏi. Những người Quốc Dân Đảng thừa hưởng một cơ sở hạ tầng công nghiệp đã bị phá hỏng và lạc hậu do những đòi hỏi của Đế Quốc Nhật Bản trong chiến tranh (Lai et al 80). Việc đánh bom của phen Đồng minh trong thời kỳ chiến tranh đã tàn phá các cơ sở công nghiệp, và làm cho vấn đề tồi tệ hơn khi công việc sửa chữa các khu vực bị ảnh hưởng đã chấm dứt khi Nhật đầu hàng khi các chuyên gia kỹ thuật và nhà quản lý phải trở về quê nhà. Steven Phillips khẳng định rằng “trong tình huống như vậy, chính phủ mới sẽ có một thời gian khó khăn khi tiếp quản và quản lý các nguồn tài nguyên của quốc đảo” (Phillips 65). Điều đó chắc chắn không giúp ích nhiều cho sự khác biệt đáng kể về sức mạnh kinh tế của Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc khi cai trị Đài Loan. Kể từ khi cuộc chiến tranh Trung-Nhật kết thúc năm 1894, Nhật Bản đã đô hộ Đài Loan và quốc đảo không còn gắn liền với một nước Trung Quốc hỗn loạn và đổ nát, và trở thành một bộ phận của một nước Nhật phát triển về kinh tế (Phillips 7). Ngược lại, kinh tế đại lục đã phải vật lộn với rất nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi từ Chiến tranh thế giới thứ II. Chiến tranh lạnh với các nước láng giềng cộng sản và các chi phí trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai cản trở khả năng hỗ trợ cho nền kinh tế của Đài Loan (Phillips 32).
Hoàn cảnh kinh tế ở Đài Loan trở nên trầm trọng vào đầu năm 1947. Vào tối ngày 27 tháng 2, sáu cảnh sát đã cố gắng bắt giữ một phụ nữ bán thuốc lá bất hợp pháp ở Đài Bắc. Sau khi một cảnh sát tấn công người phụ nữ, đám đông đã giận dữ tụ tập và bạo lực bùng phát sau khi một sĩ quan dung sung bắn chết một người qua đường. 45 Ngày hôm sau, khoảng 2.000 đến 3.000 người Đài Loan tuần hành tới Văn phòng của Bộ Nội vụ, và hàng trăm người biểu tình ở Văn phòng Thủ Hiến của Trần Nghi. Bên cạnh bị đánh đập và bắn phá, những người dân quốc đảo biểu tình không phải do phụ thuộc chính trị mà là vấn đề thất nghiệp, thiếu lương thực, lạm phát và tham nhũng.46 Chiều hôm đó, một sĩ quan cảnh sát đã bắn vào đám đông; gây ra một cuộc nổi dậy trên toàn đảo đứng lên chống lại cảnh sát, quân đội, quan chức và bất kỳ người đại lục nào không may mắn được trên đường phố. Sau sự cố này, nhiều nhóm người Đài Loan đã tận dụng cơ hội này để tạo ra sự gián đoạn quyền lực tạm thời nhằm theo đuổi các chương trình nghị sự của chính phủ, bao gồm nhu cầu truyền thống của dân số bản địa – độc lập, tự quyết, và yêu cầu (Phillipsn 75).
Trong một tuần sau sự cố 28 tháng 2, có một phản ứng lập tức xảy ra đối với chế độ Trung Hoa Dân Quốc. Vào ngày 7 tháng 3, một ủy ban hòa giải bao gồm các thành viên cao cấp về kinh tế và chuyên nghiệp trên đảo, đã trình bày cho Thủ HiếnTrần Nghi một đơn thỉnh cầu được gọi là 32 Yêu cầu (Phillips 75).49 Danh sách này được chia thành sáu loại chung, không nhằm lật đổ chính phủ quốc gia, mà là một cải cách về các chính sách của chính phủ. Chẳng hạn, bảng yêu cầu nhấn mạnh rằng “Văn phòng Thủ Hiến sẽ được tổ chức lại bởi Ủy ban Thỏa thuận […] để có thể chỉ định những viên chức hợp pháp và có khả năng” (Kerr 285). Các mục như kêu gọi việc sự “nhúng tay” của của Trung Hoa Dân Quốc trong chính phủ, và loại bỏ sự quản lý yếu kém đã góp phần vào cuộc nổi dậy. Các yêu cầu cũng bao gồm giảm thuế, giảm sự can thiệp nhà nước trong các ngành công nghiệp, sự xuất hiện của Ủy ban Kiểm tra các Doanh nghiệp Nhà nước để ngăn chặn tham nhũng, bãi bỏ Phòng Độc quyền và Thương mại, và hoàn trả cho sự thịnh vượng bị mất từ công nghiệp xuất khẩu và thực phẩm (Kerr 477). Vì vậy, có lẽ đáng ngạc nhiên khi 32 Yêu cầu này đã đưa ra nhiều kháng cáo phù hợp hơn so với những nỗ lực của các phong trào giải phóng thuộc địa ở các nước khác. Người Đài Loan yêu cầu không phải là một thay đổi đầy đủ trong thể chế, mà là việc cơ cấu lại các chính sách chính phủ, chủ yếu là về kinh tế, đã dẫn đến Sự kiện ngày 28 tháng 2.
Nhiều năm sau cuộc nổi dậy, nhà xuất bản chuyên nghiệp Han Lih-wu đã xuất bản một bài báo ở Taiwan Today-một tờ báo hàng tuần ở Đài Bắc vào năm 1951, về sự liên kết của dân số Đài Loan, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và các nhà thực dân Nhật Bản trước đây. Cuộc thảo luận của Hanđáng lưu ý vì tính không đảng phái, và đưa ra quan điểm về Sự cố 28 tháng 2, cho thấy sự phức tạp và bất ổn của Đài Loan. Lih-wu lập luận rằng “nên công nhận cho người Nhật vì những thành tựu của Đế quốc trong thời gian chiếm đóng Đài Loan bởi vì người Nhật Bản đã đặt một nền tảng chungcho nền kinh tế địa phương và một cuộc sống ổn định và công bằng” (Kerr 478-479). Kết quả của Thế chiến thứ Hai, “Đài Loan bị giảm vị thế khi trở về Trung Quốc” – không chỉ cơ sở hạ tầng bị tàn phá, mà người dân Đài Loan bị phân biệt đối xử (Han 1952: 173).Vấn thiếu thiếu nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp trở nên trầm trọng cho chính phủ Trung Quốc đại lục, và cuối cùng, vấn đề quản lý Đài Loan không phải là quá tập trung vào tay chính quyền, mà là sự thiếu hụt người có kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ (Lih-wu 174).
Sau đó trong bài báo, Lih-wu nói khá rõ về những nỗ lực của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, mặc dù chính phủ có những ý định tốt và mục đích trung thực, “có những kẻ cơ hội và những nhà chính trị vô đạo đức” (Han 175). Dù bất kể bạo lực và xung đột vào năm 1947, Đài Loan đã phục hồi nhanh chóng, thậm chí so với đại lục và các khu vực ở Đông Nam Á (Han 175). Han tuyên bố rằng Đài Loan không còn là một thuộc địa nữa mà là “một pháo đài phòng thủ”. Ngay cả khi thực dân Nhật Bản và Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra sự thất bại kinh tế của Đài Loan và cuộc nổi dậy sau đó, với sự ra đời của Chính quyền mới, đã đưaxứ Đài phát triển. Sau đó, Lih-wu giải thích rằng sự Kết hợp không chủ ý của Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đã đặt nền móng cho quốc đảo để có thể đạt được sự tự trị cao nhất.
Điều quan trọng là phải xem xét và hoài nghi về nhận xét Lih-wu của Đài Loan vào năm 1951. Ngày 19 tháng 5 năm 1949, Tưởng Giới Thạch đã tuyên bố thiết quân luật ở Đài Loan kéo dài cho đến năm 1987.Giai đoạn của việc đàn áp chính trị nghiêm ngặt và truy tố thành phần đối của Quốc Dân Đảng được biết đến với tên gọi Khủng bố Trắng. Do đó, nhận xét của Lih-wu khi lên tiếng chống lại Chính phủ quốc gia rõ ràng là rất hạn chế. Tuy nhiên, Han đã đưa ra nhiều cái nhìn sâu sắc về giai đoạn chuyển tiếp từ Nhật Bản sang Trung Quốc ở Đài Loan. Bài báo của Lih-wu chuyển tải nhiều quan điểm khác nhau về lý do tại sao quá trình chuyển đổi vào cuối những năm 1940 rất khó khăn? Han nói rõ rằng Sự kiện ngày 28 tháng 2 không phải do một khía cạnh đơn lẻ nào mà là một sự kết hợp của một số yếu tố kinh tế – cụ thể là sau khủng hoảng kinh tế thời hậu chiến thứ II ở cả Trung Quốc và Đài Loan, phần còn lại di sản của thực dân Nhật Bản đã làm hạn chế khả năng Đài Loan để có thể khôi phục nền kinh tế, và việc quản lý yếu kém của Trung Hoa Dân Quốc. Trên thực tế, liên quan đến tương lai của nền kinh tế tươi sáng của Đài Loan, Lih-wu đã dự đoán chính xác. Sự phát triển đáng kể của Đài Loan thành một nước công nghiệp mới sẽ phần lớn là do viện trợ quốc tế – đặc biệt là từ Hoa Kỳ – trong nhiều thập kỷ sau Sự kiện ngày 28 tháng 2. Phát triển kinh tế nhanh chóng của Đài Loan sau những năm 1950 được nhiều người biết đến là “Phép lạ Đài Loan”. Bruce Cumings nhấn mạnh rằng nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Đài Loan vào những năm 1960 đã được thiết lập cuối những năm 1950, đồng ý với những nhận xét của Lih-wu (Han 182).
Kết Luận
Điều quan trọng phải nhận ra, theo quan điểm kinh tế thuần túy khi xem xét sự kiện 28 tháng 2 đã không khó có thể tách biệt giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị của phong trào giải phóng này. Tuy nhiên, lịch sử của Đài Loan cũng như các sự kiện liên quan dường như chỉ ra vấn đề kinh tế như là một nhân tố quyết định trong sự cố tháng 2. George Kerr nói rằng chính sách kinh tế của Trần Nghi dựa trên “Chủ nghĩa nhà nước xã hội cần thiết” là nguyên nhân cuối cùng của cuộc nổi dậy năm 1947 (Cumings 285). Tương tự, Steven Phillips đã dành nhiều thời gian thảo luận về hai thời kỳ chuyển đổi kinh tế mà Đài Loan đang phải đối mặt vào cuối năm 1945: phong trào chuyển đổi xã hội từ ảnh hưởng của Nhật Bản sang Trung Quốc, và từ việc huy động nguồn nguyên liệu cho chiến tranh cho đến việc phục dựng trong thời bình (Kerr 98). Hơn nữa, những phàn nàn về chính trị mặc dù xuất hiện dữ dội sau cuộc nổi dậy dường như trở nên hài hòa hơn so với trước sự kiện. Đại đa số người Đài Loan – lên đến 80 phần trăm – là nông dân thường không đóng vai trò lớn trong cuộc nổi dậy. Và 20 phần trăm còn lại thì chỉ một phần nhỏ đóng vai trò quang trọng, và chỉ có một số người có những ý kiến về bất bình chính trị (Phillips 65). Trong cuốn sách Một Sự Bắt Đầu cho Bi Kịch, các tác giả tuyên bố rằng không có bằng chứng thuyết phục về cuộc nổi dậy được tổ chức có chủ ý của người Đài Loan lên kế hoạch biến Đài Loan thành một quốc gia độc lập và riêng rẽ (Lai et al 7). Cuối cùng, về những vấn đề mà chính quyền của Trần Nghi phải đối mặt, không có gì nghiêm trọng hơn là một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế sâu xa gây cản trở phong trào giải phóng thuộc địa tại Đài Loan, cần nhấn mạnh những vấn đề này không bắt nguồn từ bất cứ một nguồn thông tin nào. Thay vào đó, đó là sự kết hợp của cơ sở hạ tầng kinh tế Đài Loan yếu kém được tạo ra bởi thực dân Nhật Bản. Sự quản lý kém hiệu quả của Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và bối cảnh suy thoái kinh tế sau Thế chiến thứ II. Do đó, chỉ có thể tập trung vào một trong những nguyên nhân này thì không thể cung cấp một bức tranh toàn diện về tình hình Đài Loan. Mặc dù người Đài Loan thường hoài niệm về sự cai trị của người Nhật Bản, lập luận của Bruce Cumings cho rằngthời đại thực dân thì quá trình hiện đại hóa còn phát triển hơn so với sau này. Cả hai chế độ đều bóc lột người dân Đài Loan theo một cách riêng và góp phần tạo ra những thảm họa kinh tế riêng biệt. Mặt khác, quan điểm của Mỹ từ George Kerr, Albert Wedemeyer, và Tillman Durdin, nhấn mạnh rằng Đài Loan là một “quốc gia không tham nhũng” cho Quốc Dân Đảng, và “dưới sự quản lý kinh tế hiệu quả có thể tạo ra thặng dư cần thiết trong mối quan hệ với đại lục” (Lai et al 81). Quan điểm này cũng có xu hướng xem vấn đề Đài Loan chỉ ở bề nổi.Không cung cấp một sự hiểu biết toàn diện và đều bỏ qua các khía cạnh cơ bản của phong trào giải phóng thuộc địa của Đài Loan.
Giữa thế kỷ 20, một làn sóng giải phóng thuộc địa đã trỗi dậy và lướt qua toàn bộ địa cầu và phá hủy chủ nghĩa Đế quốc đã được thiết lập từ lâu. Trong khi điều kiện kinh tế đóng một vai trò lớn trong quá trình giải phóng thuộc địa, nhiều nước đã bị thúc đẩy bởi sự xuất hiện của các khái niệm về nhân quyền và độc lập-tự chủ. Tuy nhiên, Đài Loan lại là một trường hợp khác biệt và đặc trưng. Thay vì gây ra bởi ý thức hệ chính trị thúc đẩy việc thực hiện cuộc đàn áp kinh tế thì ở Đài Loan phải giải thích theo cách khác. Mặc dù không phải là một thuộc địa của Quốc Dân Đảng, Đài Loan đã trải qua những hậu quả trực tiếp của một nền kinh tế bị hủy hoại sau khi độc lập. Thực tế là những vấn đề kinh tế này đã quá nghiêm trọng trước sự kiện 28 tháng 2 và chính nguyên nhân này đã dẫn đến cuộc nổi dậy. Do đó, sau cuộc nổi dậy, nhiều yêu cầu chính trị đã trở nên công khai. Cũng như các diễn đàn về độc lập chính trị hoạt động ngầm đã từng bước bước ra ánh sang và lịch sử Đài Loan đã bị thay đổi vĩnh viễn.
Leave a Reply